Giới thiệu Sách - Kể Chuyện Cuộc Đời Các Thiên Tài - Anton Chekhov - Thảo Nguyên Không Bình Lặng
Tên sách: Kể chuyện cuộc đời các thiên tài: Anton Chekhov – Thảo nguyên không bình lặng
Tác giả: Rasmus Hoài Nam
Bìa mềm, khổ sách: 14,5 x 20,5 cm
Số trang: 208
Giá bìa: 79.000 đ
năm xuất bản 2022
nhà xuất bản thanh niên
Nằm trong bộ sách Kể chuyện cuộc đời các thiên tài, Anton Chekhov – Thảo nguyên không
bình lặng là câu chuyện viết kể về cuộc đời và sự nghiệp của một nhà văn, nhà viết kịch có tầm
ảnh hưởng bậc nhất trong nền văn học nước Nga nói riêng, và nền văn học toàn thế giới nói
chung, Anton Pavlovich Chekhov (Sê-khốp). Ông mang trong mình tình yêu thương con người
sâu sắc, sẵn sàng hi sinh bản thân vì những tình cảm nhân đạo cao quý. Cuộc đời thăng trầm của
ông được xem là tấm gương lao động nghệ thuật không biết mệt mỏi.
Anton Chekhov sinh ngày 29 tháng 1 năm 1860 tại thị trấn Taganrog thuộc miền nam nước
Nga, mất ngày 15 tháng 7 năm 1904 tại Badenweiler, nước Đức. Ông được biết đến là một biên
kịch gia, một nhà văn chuyên viết thể loại truyện ngắn vĩ đại trong lịch sử văn học. Chekhov là
người con thứ ba trong gia đình có sáu người con. Thuở nhỏ, Chekhov phải trải qua một tuổi thơ
không mấy êm đềm khi bố ông rơi vào cảnh nợ nần chồng chất khiến gia đình phải chuyển đến
Mát-xcơ-va, còn ông đã chọn sống cô đơn một mình ở quê nhà Taganrog. Ban đầu, Chekhov bén
duyên với nghề viết vì muốn đỡ đần gia đình và việc học tập của bản thân. Ông cho ra đời hàng
loạt truyện ngắn khôi hài viết đăng trên các tờ báo với nhiều bút danh khác nhau và sớm tạo
dựng danh tiếng cho mình. Thế nhưng sau thành công đó, Chekhov lại quyết định theo học
ngành y tại Đại học Quốc gia Mát-xcơ-va và trở thành một lương y tận tâm, tận lực.
Trở thành một bác sĩ được bệnh nhân yêu mến và tin tưởng là thế, nhưng niềm đam mê với
văn chương và sân khấu của Chekhov vẫn luôn bùng cháy trong trái tim. Ông đã tự mình đi tới
đảo Sakhalin xa xôi – nơi đày ải của những tù nhân – để tìm hiểu thêm nỗi khổ của người dân, và
sau đó đưa chúng vào những tác phẩm để đời của mình. Nhưng điều đáng nói, vì chính tính chất
của xã hội Nga thời đó mà mãi lâu về sau tác phẩm của ông mới được đón nhận, và đem đến cho
ông niềm hạnh phúc muộn màng.
Chekhov cũng được biết đến là một con người hết lòng vì công việc, ông không quản ngại
đường xa hay các tác động của ngoại cảnh để đến từng nhà dân chữa bệnh, hay những vùng đất
xa xôi,… Kiệt sức vì sự nhiệt tình đó cộng thêm căn bệnh hiểm nghèo mà ông mang trong người,
Chekhov đã ra đi khi còn đang ở trong độ tuổi tài năng nở rộ. Ông đã để lại cho đời một kho tàng
kịch và truyện ngắn đồ sộ, trong đó nổi bật nhất là vở kịch Chim hải âu, Vườn anh đào, Ba chị
em,… và một số truyện ngắn như Người trong bao, Cái chết của một viên chức, Người đàn bà có
con chó nhỏ,… Năm 1888, ông đã vinh dự được Viện Hàn lâm Nga trao tặng giải Văn học
Pushkin danh giá cho tác phẩm Hoàng hôn của mình.
Hình ảnh sản phẩm
Giá GGAVAX