Tên sản phẩm: Kẻ Sát Nhân Lương Thiện Tác giả: Lại Văn Long Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hội Nhà Văn Năm xuất bản: 2020 Nhà phát hành: Sbooks Tỉ lệ sản phẩm: 13x20.5x1.66 (cm) Trọng lượng: 166 (gram) Số trang: 332 Hình thức bìa: Bìa mềm __________ TUỔI 30 CỦA…KẺ SÁT NHÂN LƯƠNG THIỆN
Suốt 30 năm nay, cái tên tên Lại Văn Long luông gắn với “Kẻ sát nhân lương thiện” – Tác phẩm được giải nhất cuộc thi truyện ngắn báo Văn Nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam 1990 – 1991.
Anh từng “tắc tị” suốt 15 năm sau khi nhận giải thưởng danh giá này, mãi đến năm 2009 mới in được tiểu thuyết đầu tay “Thạch Đế” (NXB Văn học), đến năm 2012 mới thêm tập truyên ngắn “Thủy cơ” (NXB Quân đội nhân dân), hai đầu sách này đã giúp anh hưng phấn nên chỉ trong 7,8 năm tiếp theo, Lại Văn Long đã viết một lèo 10 tiểu thuyết và hơn 30 truyện ngắn đăng trên các báo. Một số tiểu thuyết, truyện ngắn của anh được chuyển thể làm phim, được chiếu trên nhiều kênh truyền hình, nhận được nhiều giải thưởng.
Riêng truyện ngắn “Kẻ sát nhân lương thiện” đã được in lại hàng chục lần trên các báo, sách, được đưa vào nhiều công trình nghiên cứu văn học, tự điển, được dịch ra tiếng Anh, Pháp, Nhật, Trung Quốc; được giảng dạy trong rất nhiều trưởng đại học trong và ngoài nước. Phim “Biệt thự pensseér” chuyển thể từ tác phẩm này cũng đã nhận được giải cánh Diều bạc năm 2015, Lại Văn Long mới ra tập truyện ngắn mang tên tác phẩm nổi tiếng này. Anh cho biết: “Đây là tập truyện ngắn thứ ba của tôi (Sau hai tập Thủy cơ 2012 và “Đường lên trời xa lắm” 2016). Tôi chọn tên “Kẻ sát nhân lương thiện” không phải vì “ăn mày dĩ vãng”. Đã 30 năm rồi, tác phẩm này vẫn được dư luận chú ý, nhất là sau các vụ tranh chấp nhà đất dẫn đến đổ máu – diễn biến như “Kẻ sát nhân lương thiện” đã cảnh báo. Hơn tháng trước, truyện này trong cuốn “Other Moons short stories of the American war and LtS aftermath” (Những vầng trăng khát – truyện ngắn Việt Nam về cuộc chiến tranh chống Mỹ và thời hậu chiến) được tờ The New York Time (Mỹ) giới thiệu. Dịch giả cuốn sách này là GS.TS Hà Mạnh Quân – Phó trưởng khoa Ngữ văn Anh đại học Montana (Hoa Kỳ) hi vọng tuyển tập này sẽ được giảng dạy ở bộ môn văn học về Chiến tranh tại nhiều trường đại học ở Mỹ…” Nghĩa là tác phẩm vẫn còn tính thời sự, vẫn được độc giả quan tâm,… Lại Văn Long cho biết thêm: “Trong tập truyện ngắn “Kẻ sát nhân lương thiện” (NXB Hội Nhà văn, do SBOOKS phát hành 10-2020) còn có phần nối tiếp của truyện ngắn từng được giải nhất này, có tên “Lá bồ đề”. Đó là 22 năm sau, “hắn” (nhân vật chính) trở về từ trại giam và chứng kiến nhiều chuyện trớ trêu, khó ngờ của xã hội Việt Nam thời mở cửa, hội nhập. Tầng lớp “chủ nhân mới” hống hách, kênh kiệu, xa hoa làm “hắn” muốn “đấu tranh giai cấp” một lần nữa. Nhưng nghĩ đến những tháng ngày chịu án chung thân, hắn “lạnh gáy”. Cuối cùng hắn hướng vào cửa từ bi, ép lá bồ đề vào hai tay từng giết người để “đòi công bằng”. Lòng vị tha nhân ái của Đức Phật đã làm hắn “mát cả dạ lẫn tâm”…