Sách - Khách Hàng Thật Sự Cần Gì

Thương hiệu: Jim Kalbach | Xem thêm các sản phẩm Sách & Tạp Chí của Jim Kalbach
Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Sách Kinh Tế - Kinh Doanh > [Mã BMLTA35 giảm đến 35K đơn 99K] Sách - Khách Hàng Thật Sự Cần Gì
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách - Khách Hàng Thật Sự Cần Gì

KHÁCH HÀNG THẬT SỰ CẦN GÌ?

Giải quyết vấn đề theo tư duy công việc cần làm

Tất tần tật về khái niệm Jobs to Be Done (JTBD)

Đây là cuốn sách nhập môn hướng dẫn cho bạn về “Job to Be done” (hay JTBD), một
lý thuyết đã được nghiên cứu gần 30 năm. Cuốn sách tập hợp các phương pháp đang
được thực hành hiện nay mà tác giả Jim Kalbach gọi là “các chiến thuật”, mượn
cách nói ẩn dụ “sổ tay chiến thuật” trong thể thao. Về cơ bản, chiến thuật là
các kỹ thuật riêng lẻ tạo nền tảng để thực hiện JTBD.

Mục đích của cuốn sách The Jobs to Be Done Playbook: Align Your Markets,
Organization, and Strategy Around Customer Needs là cung cấp cho bạn một
bản tham chiếu về các phương pháp tiếp cận khác nhau trong JTBD trên thực tế.
Nhưng hãy nhớ rằng các phương pháp được trình bày trong cuốn sách này vẫn chưa
phải là tất cả. Các tài liệu này được đưa ra dựa trên nghiên cứu của tác giả
Jim Kalbach về JTBD và cách ông áp dụng các kỹ thuật trong JTBD cho công việc
suốt 10 năm qua.

Khi viết cuốn sách này, tác giả Jim Kalbach cũng có nhận thức sâu sắc về những
thiếu sót của JTBD. Giống như bất kỳ phương pháp nào khác, JTBD không phải giải
pháp cho mọi vấn đề mà sẽ có sự đánh đổi khi thực hành chúng. Khi bạn đọc cuốn
sách này với tư duy phản biện, bạn nên lưu tâm những lợi ích sau đây của JTBD.

■ Thứ nhất, JTBD tập trung vào một đơn vị phân tích – đó là “công việc”. Sau
đó, các nhu cầu, cảm xúc và nguyện vọng của khách hàng sẽ được nhìn nhận trong
mối quan hệ với “công việc”, dựa trên sự hiểu biết về công việc chính.

■ Thứ hai, vì JTBD không bắt nguồn từ một chuyên ngành cụ thể, chẳng hạn như
thiết kế hay marketing, nên các đội nhóm khác có thể dễ dàng áp dụng cách tiếp
cận này để thấu hiểu khách hàng theo cách của họ.

■ Thứ ba, bởi vì JTBD xem mục tiêu của một cá nhân là độc lập với công nghệ nên
phương pháp này chứng minh suy nghĩ của bạn sẽ thành hiện thực như thế nào
trong tương lai. Việc định nghĩa công việc càng đại chúng càng có thể giúp bạn
tạo ra các giải pháp tốt hơn cho khách hàng trong tương lai mà không bị ràng
buộc với quá khứ.

Bạn có thể cảm thấy không thoải mái khi mới áp dụng JTBD và cần thời gian để
thực hành.

Sách Khách Hàng Thật Sự Cần Gì? | The Jobs to Be Done Playbook

“Khách Hàng Thật Sự Cần Gì?” được sắp xếp thế nào?

“Việc cốt lõi mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cố gắng hoàn thành là gì?”. Peter
Drucker gợi cho chúng ta một câu trả lời rất hay: “Chỉ có một định nghĩa duy
nhất cho mục đích kinh doanh: tạo ra khách hàng. Doanh nghiệp tồn tại để tạo ra
giá trị – giá trị cho khách hàng được thể hiện qua việc doanh nghiệp thỏa mãn
nhu cầu của họ (đổi mới sáng tạo) và giá trị cho doanh nghiệp được thể hiện
bằng cách duy trì lợi nhuận (tiếp cận thị trường).

Từ góc độ này, tác giả đã sắp xếp các kỹ thuật hay chiến thuật trong “Khách
Hàng Thật Sự Cần Gì?” theo 5 giai đoạn cung cấp các giải pháp mà khách hàng
thấy có giá trị:

■ Khám phá giá trị: Tìm đúng vấn đề cần giải quyết cho khách hàng.
■ Định nghĩa giá trị: Thiết lập hướng giải quyết vấn đề đã xác định được.
■ Thiết kế giá trị: Tạo ra các giải pháp được mong đợi, có tính khả thi và hữu ích.
■ Cung cấp giá trị: Đưa giải pháp ra thị trường theo một mô hình kinh doanh thành công.
■ (Tái) phát triển giá trị: Tiếp tục đổi mới sáng tạo và phát triển doanh nghiệp.

Tác giả: Jim Kalbach
Công ty phát hành: Saigon Books
Nhà xuất bản: NXB Thế Giới
Kích thước: 15.5 x 23.5 cm
Số trang: 336
Năm phát hành: 10/2022

Hình ảnh sản phẩm

Sách - Khách Hàng Thật Sự Cần Gì
Sách - Khách Hàng Thật Sự Cần Gì
Sách - Khách Hàng Thật Sự Cần Gì
Sách - Khách Hàng Thật Sự Cần Gì

Giá MUSCAT
Liên kết: Che khuyết điểm 2 đầu Concealer Dual Veil FMGT The Face Shop (mẫu mới)