Giới thiệu Sách - Khảo Luận Thứ Hai Về Chính Quyền (Bìa Cứng)
Sách - Khảo Luận Thứ Hai Về Chính Quyền (Bìa Cứng) Tác giả John Locke; Lê Tuấn Huy dịch Nhà xuất bản NXB Tri Thức Đơn vị phát hành Viện Giáo dục IRED - IRED Ngày xuất bản 03-2022 Số trang 328 Kích thước 12 x 20 cm Loại bìa Bìa cứng Nội dung "Khảo Luận Thứ Hai Về Chính Quyền là những trang sách tiếng Việt của một trong những tác phẩm được xem là vĩ đại nhất của nền triết học chính trị và chính trị học nhân loại mà tác giả của nó John Locke (1632‐1704). Ông là một trong những triết gia vĩ đại nhất của châu Âu thế kỷ XVII, tác giả của Luận về nhận thức con người (An Essay Concerning Human Understanding, 1689), Hai khảo luận về chính quyền (Two Treatises of Government, 1689), Thư bàn về sự khoan dung (A Letter Concerning Toleration, 1689)[1], Một số suy nghĩ về giáo dục (Some Thoughts Concerning Education, 1693), Tính hợp lý của Thiên chúa giáo (The Reasonableness of Christianity, 1695).
Cùng với Francis Bacon (1561‐1626) với thái độ hoài nghi và phê phán của khoa học, và René Descartes (1596‐1650) với nhận thức luận Duy lý, Locke được xem là một trong những cội nguồn tri thức của phong trào Khai sáng với vai trò của người chủ xướng nhận thức luận Duy nghiệm, với khẳng định rằng mọi thứ, để tồn tại như cái thực tồn, thì phải kiểm chứng được và phải được kiểm chứng bằng kinh nghiệm, bằng những trải nghiệm thực.
Khi Locke chào đời vào ngày 29 tháng Tám năm 1632, châu Âu nói chung và nước Anh nói riêng đã trải qua những diễn biến thật sự đáng kể về kinh tế, xã hội, văn hóa…, chuẩn bị cho những thay đổi sâu sắc của lịch sử, hướng đến việc hình thành các quốc gia‐dân tộc, nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, cách mạng công nghiệp, và chủ nghĩa thực dân… Văn hóa Phục hưng đạt đến độ cực thịnh ở thế kỷ XVI, rồi phong trào Cải cách Tôn giáo cũng góp phần vào việc tạo dựng một bộ mặt chính trị, văn hóa mới cho châu Âu từ nửa sau thế kỷ XVI.
Tác phẩm gồm có 19 chương đưa ra luận điểm và kiến giải về các vấn đề chính trị dân sự, cụ thể như sau:
Chương I Chương II - Về trạng thái tự nhiên Chương III - Về trạng thái chiến tranh Chương IV - Về tình trạng nô lệ Chương V - Về sở hữu Chương VI - Về quyền lực gia trưởng Chương VII - Về xã hội chính trị và xã hội dân sự Chương VIII - Về sự khởi đầu của xã hội chính trị Chương IX - Về mục đích của xã hội chính trị và của chính quyền Chương X - Về các hình thức của cộng đồng quốc gia Chương XI - Về phạm vi của cơ quan quyền lực lập pháp Chương XII - Về cơ quan lập pháp, hành pháp và quyền liên hiệp của cộng đồng quốc gia Chương XIII - Về sự phụ thuộc của các cơ quan quyền lực thuộc cộng đồng quốc gia Chương XIV - Về đặc quyền hành động Chương XV - Về quyền lực gia trưởng, quyền lực chính trị và quyền lực chuyên chính khi xem xét chung Chương XVI - Về sự chinh phạt Chương XVII - Về sự tiếm quyền Chương XVIII - Về chế độ chuyên chế Chương XIX - Về sự giải thể của chính quyền"