Tác giả: Lý Hy chuẩn Khổ sách: 16x24 cm Số trang: 664 trang Năm xuất bản: 2015 nxb văn hóa văn nghệ tphcm
Khê tây dã đàm là một trong 3 tuyển tập dã đàm đồ sộ của Triều Tiên, được biên soạn trong khoảng thời gian từ 1833 đến 1842. Khê Tây là hiệu của thượng thư Lý Hy Chuẩn, còn dã đàm là nói đến việc ghi chép những điều mắt thấy tai nghe. KHÊ TÂY DÃ ĐÀM còn nhiều tên gọi khác như Ký văn tùng thoại, Tân Điền di thư hay Đức Hồ dã đàm.
Với 312 câu chuyện được ghi chép lại, Khê tây dã đàm không chỉ là tấm gương phản chiếu phong tục và xã hội thời đại hậu kỳ Triều Tiên mà còn là thể loại văn học thú vị, đủ sức làm cảm động những tầng lớp độc giả thời hiện đại.
Trong Khê tây dã đàm , nhiều bài học về thế thái nhân tình cùng những nét sinh hoạt của các tầng lớp dân cư được phản ánh khá chi tiết, giúp độc giả hiểu thêm về đất nước, con người Hàn Quốc và giá trị của “văn học nhân dân” mà dã đàm mang lại.
Dã đàm với tư cách là một thể loại tự sự mới đã nhận được sự cổ vũ tương đối lớn và đã có được một tầng lớp độc giả rộng rãi. Các tuyển tập dã đàm đều tập hợp những câu chuyện thuộc loại hình đa dạng hỗn hợp trên quy mô lớn.
Trong Khê tây dã đàm, bên cạnh những câu chuyện rất ngắn thuộc loại bút ký, là thể loại văn học của tầng lớp đại sĩ phu, những câu chuyện đề cập đến việc phân tranh trong nội bộ tầng lớp thống trị được ghi chép theo lập trường của các đảng phái mà trung tâm là phái Lão luận... còn có những câu chuyện có lẽ đã được lưu truyền rộng rãi trong dân chúng đương thời tạo nên một diện mạo đặc sắc cho dã đàm.