Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Sách Giáo Dục > Sách - Khó Khăn Tâm Lý Trong Việc Thích Ứng Với Chế Độ Học Tập Và Sinh Hoạt Của Học Sinh Với Các Trường Giáo Dưỡng
Giới thiệu Sách - Khó Khăn Tâm Lý Trong Việc Thích Ứng Với Chế Độ Học Tập Và Sinh Hoạt Của Học Sinh Với Các Trường Giáo Dưỡng
Sách - Khó Khăn Tâm Lý Trong Việc Thích Ứng Với Chế Độ Học Tập Và Sinh Hoạt Của Học Sinh Với Các Trường Giáo Dưỡng Tác giả: Nhiều tác giả Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam Đơn vị phát hành: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam Ngày xuất bản:2018 Số trang :240 Kích thước 16 x 24 cm Loại bìa: Mềm
Nội dung : Trong những năm qua, ở nước ta liên tục xảy ra các vụ án mà thủ phạm đang ở tuổi vị thành niên. Điều đáng nói là mức độ phạm tội của loại tội phạm này ngày một nghiêm trọng. Theo thông tin được đưa ra tại Hội nghị góp ý “Dự án hỗ trợ người chưa thành niên vi phạm pháp luật giai đoạn 2013 – 2016" do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức ngày 16 tháng 4 năm 2013, theo đó năm 2012 cả nước xảy ra 8.820 vụ vi phạm pháp luật (tăng 231 vụ so với năm 2011) do 13.300 trẻ em, người chưa thành niên gây ra, trong đó, độ tuổi từ 14 – 16 chiếm 31,9% và từ 16 – 18 chiếm 61,1%, tập trung nhiều nhất ở bậc trung học cơ sở (chiếm 41,8%)... Những con số trên đã gióng lên hồi chuông báo động gấp đối với cả xã hội và các bậc cha mẹ trong việc quản lý và giáo dục trẻ chưa thành niên. Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội là một việc khá phức tạp bởi vì họ chưa đủ khả năng làm chủ hành động của mình, nhận thức của họ còn hạn chế... nên dễ bị lôi kéo hoặc kích động, hơn nữa, họ còn có một tương lai dài phía trước. Vì vậy, trong hệ thống pháp luật của nước ta đã có những quy định xử lý riêng đối với người chưa thành niên phạm tội như đưa họ vào trường giáo dưỡng để giáo dục họ (Đây là quan điểm nhân đạo của Đảng ta). Học sinh vào học tập, rèn luyện trong các trường giáo dưỡng từ nhiều hoàn cảnh, điều kiện khác nhau, rất cần sự quan tâm giáo dục của người lớn (trong đó có cả nhà trường, gia đình và xã hội). Những học sinh này vì nhiều lý do khác nhau, họ không đủ các điều kiện để giáo dục ở các trường phố thông bình thường mà vào trong các trường giáo dưỡng, với một chế độ giáo dục chặt chẽ và nghiêm khắc hơn. Hầu hết những học sinh vào trường giáo dưỡng đều có lối sống tự do, vô kỷ luật, khó đưa vào khuôn khổ, nền nếp. Chính vì vậy, các em gặp rất nhiều khó khăn tâm lý trong quá trình thích ứng với các chế độ học tập và sinh hoạt của nhà trường. Nhiều em không thích ứng với điều kiện mới đã