Giới thiệu SÁCH - Không đánh mà thắng - Chiến lược cạnh tranh lấy nhỏ thắng lớn
Sách: Không Đánh Mà Thắng - Chiến Lược Cạnh Tranh Lấy Nhỏ Thắng Lớn Mã sản phẩm: 8936067595031 Tác giả : Cao Kiến Hoa Dịch giả :Giáp Văn Hoàng NXB: Nxb Phụ Nữ Kích thước : 16 x 23 cm Năm xuất bản : 2018 Số trang : 472 Khối lượng : 520 grams Bìa : Bìa mềm tay gập
NỘI DUNG Không Đánh Mà Thắng
Người làm tư vấn vừa thông thạo lý luận, vừa thông thạo thực tiễn quả thực không nhiều; hơn nữa, những người vừa có hiểu biết về phương Đông vừa có hiểu biết về phương Tây lại càng hiếm hơn; còn những người hiểu biết rộng rãi cả bốn lĩnh vực trên thì có lẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Điều đáng quý là tác giả Cao Kiến Hoa lại nằm trong số ít những người như thế.
Sách Không Đánh Mà Thắng
Cống hiến lớn đầu tiên của cuốn sách “Không đánh mà thắng” chính là tạo ra kim chỉ nam cho các doanh nghiệp mới thành lập hoặc các doanh nghiệp kế cận: Từ bỏ thị trường chính, đi thẳng vào thị trường ngách - từ bỏ đường lớn, lựa chọn đường nhỏ, đi vào lĩnh vực không có đối thủ cạnh tranh! Đây là sự “đột phá” dành cho các doanh nghiệp khởi sự.
Trong cuốn sách này, tác giả Cao Kiến Hoa đã tổng kết “Tam tự kinh mới”: Tìm đúng người, hỏi đúng chuyện, làm đúng việc! Điều này nhấn mạnh việc mượn kế, mượn lực, mượn thực tiễn và mượn kinh nghiệm. Tuy nhiên, “không ai tắm hai lần trên một dòng sông” (Heraclitus), thực tiễn của người khác và thực tiễn của bạn luôn luôn là hai thứ hoàn toàn khác nhau, khi nào mượn lực, cần tâm niệm một điều rằng “ba toong” của người khác không thể nào thay thế “đôi chân” của bạn được.
Giải phóng tư tưởng, nhìn thẳng vào động lực lợi ích Để làm được điều này, bạn cần biết sử dụng động lực lợi ích để giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp; biết đặt mình vào vị trí của đối phương để suy nghĩ, thay thế “ngăn chặn” bằng “khai thông”; biết cách mượn sức thì mới đạt được mục tiêu đề ra.
Khởi nghiệp: Lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu thắng mạnh Phần này gồm 4 chương: Phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu; khai thác nhu cầu sâu xa của người tiêu dùng; làm thế nào để các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo ra ưu thế cạnh tranh; sáu bước thiết kế mô hình kinh doanh để mọi người có thể từng bước từng bước đúng đắn tạo nên một doanh nghiệp dù nhỏ nhưng không yếu, tạo nền tảng cơ bản vững chắc để phát triển lâu dài.
Phát triển: Chiến lược marketing Marketing đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp. Mỗi chủ doanh nghiệp đều cần tự bổ sung thêm bài học về marketing, từ “biết được” đến “làm được”, trang bị cho bản thân bằng phương thức quản lý khoa học, ít nhất cũng phải hiểu được khái niệm và nội dung cốt lõi của những khái niệm cơ bản trong marketing và không ngừng nỗ lực để đạt được sự phát triển cân bằng 4P của doanh nghiệp.
Tiếp đến là việc thể hiện giá trị sản phẩm sao cho khéo léo. Khi doanh nghiệp sáng tạo đã phát hiện ra cơ hội, tìm ra phương án tốt nhất thì cũng không nên ngay lập tức đi vào giai đoạn thực hiện mà phải thiết kế một cách đầy đủ, xem xét một cách toàn diện, nếu không sẽ rất khó tránh khỏi “đấu tranh gian khổ” từ cạnh tranh sơ cấp tới cạnh tranh hỗn loạn rồi lại đến cạnh tranh hoàn toàn, như thế đầu tư giai đoạn đầu của doanh nghiệp sẽ đổ sông đổ bể, thậm chí là bị đào thải ra khỏi thị trường. Vậy doanh nghiệp cần phải làm gì?
Sau khi xác định định vị thương hiệu của doanh nghiệp thì bước tiếp theo là làm sao để truyền đi giá trị thương hiệu, điều này sẽ liên quan tới ba tầng lớp, cũng chính là ba cảnh giới khác nhau trong marketing mà chúng ta vẫn thường nói đến. Lớp thứ nhất là bán sản phẩm, tự quảng cáo, nói cho người tiêu dùng biết rằng nếu như lựa chọn sản phẩm của chúng tôi thì bạn sẽ có sự đảm bảo, sự đảm bảo này có thể là trước mua, có thể là sau mua, cũng có thể là khoản bồi thường lớn…; lớp thứ ba là “bán tư tưởng”, đó là cảnh giới cao nhất trong marketing.
Và còn rất nhiều vấn đề bạn phải giải quyết để có thể “không đánh mà thắng”, “không đánh mà thắng” nghe có vẻ rất hay, nhưng liệu khả năng đó có hay không? Có rất nhiều người coi đó là sai lầm, bởi vì theo họ nghĩ, suốt ngày đánh trận còn không thể thắng được, làm sao có thể không đánh mà thắng? Thực ra, đó chính là tư duy sai lầm của rất nhiều người, bởi vì cảnh giới cao nhất của chiến tranh chính là “không đánh mà có thể khuất phục”.
Nếu như bạn lựa chọn con đường “không đánh mà thắng” thì xin chúc mừng bạn, bởi vì con đường phía trước của bạn sẽ ngày càng rộng mở. Cách thức tư duy thay đổi rồi, thì vận mệnh sẽ thay đổi theo đó, và rồi rất nhiều những việc tưởng chừng không thể sẽ có thể biến thành những việc trong tầm tay của bạn.