Sách - Lịch sử doanh nghiệp và công nghiệp ở Sài Gòn và Nam kỳ giữa TK XIX đến năm 1945

Thương hiệu: Nguyễn Đức Hiệp | Xem thêm các sản phẩm Sách & Tạp Chí của Nguyễn Đức Hiệp
Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Sách Lịch Sử - Văn Hoá > Sách - Lịch sử doanh nghiệp và công nghiệp ở Sài Gòn và Nam kỳ giữa TK XIX đến năm 1945
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách - Lịch sử doanh nghiệp và công nghiệp ở Sài Gòn và Nam kỳ giữa TK XIX đến năm 1945

Tác giả: Nguyễn Đức Hiệp
NXB: Tổng Hợp Tp. HCM
Khổ sách: 15 x 23.5 cm
Số trang: 335 trang
Năm phát hành: 2018
Thể loại: Biên khảo sử liệu
Đơn vị phát hành: DT Books

Dưới thời Pháp thuộc, Sài Gòn-Chợ Lớn là trung tâm kinh tế, kỹ nghệ và thương mại ở Nam kỳ. Trong thời gian đầu, vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, nền kinh tế chủ yếu dựa vào lúa gạo, cao su, các nông phẩm; các dịch vụ xây dựng và giao thông dựa vào đường thủy, đường sắt nối thị trường Nam kỳ, Cam Bốt với các nước.

Những năm đầu khi Pháp đặt chân đến Sài Gòn và Sài Gòn trở thành cảng thương mại tự do, rất nhiều công ty thương mại Tây phương đã có mặt ở Viễn Đông từ trước như Hồng Kông, Manila, Singapore, Yokohama. Các công ty này nhanh chóng đến thiết lập cơ sở ở Sài Gòn với thị trường mới là Nam kỳ mà khách hàng đầu tiên là chính quyền Pháp và đoàn lính viễn chinh có nhu cầu tạo lập cơ sở vì thế cần nhiều dịch vụ cung cấp.

Ở Sài Gòn, các công ty tư nhân lúc ban đầu nhắm vào dịch vụ hàng hải và xây cất cơ sở cho chính quyền Pháp đang cần để thiết lập bộ máy cai trị. Chính sách phát triển kinh tế của Pháp ở Đông Dương chỉ được thể hiện rõ dưới thời Toàn quyền Paul Doumer vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Chính sách của ông Doumer là sát nhập các xứ Đông Dương vào một khối kinh tế phát triển liên đới với nhau và không còn phụ thuộc trợ cấp từ chính quốc. Để thực hiện điều này, chính quyền thuộc địa Đông Dương cần phải có tư bản đầu tư vào phát triển trước nhất cơ sở hạ tầng giao thông như đường hỏa xa, đường thủy nối các xứ với nhau.

Vận chuyển đường thủy thì có công ty Messageries Fluviales de Cochinchine, đường xe lửa có Công ty xe lửa hơi nước Nam kỳ (Société Générale des Tramways à Vapeur de Cochinchine) phục vụ tuyến đường nối Sài Gòn và Chợ Lớn, Công ty xe lửa Pháp (Cie Française des Tramways), đường Sài Gòn-Mỹ Tho.

Nhà máy rượu Bình Tây ở Chợ Lớn của Công ty rượu Đông Dương (Société Française des Distilleries de l’Indo-Chine), đây là một công ty được độc quyền làm rượu ở Đông Dương và có ba nhà máy ở Hà Nội, Nam Định và Bình Tây (Chợ Lớn).

Các công ty người Việt ban đầu từ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX là các doanh nghiệp in ấn, xuất bản sách báo. Người Việt thực sự bắt đầu thay đổi tư tưởng trước kia coi nhẹ công nghiệp và thương mại khi các trí thức như các ông Nguyễn Phú Khai, Lương Khắc Ninh, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt viết trên các tờ báo Nông cổ mín đàm và Lục tỉnh tân văn từ các năm 1901 đến năm 1908 cổ vũ người Việt chú trọng về kinh tế sản xuất trong các lãnh vực nông nghiệp, công nghiệp và thương mại. Có phú cường và sức mạnh kinh tế trong xã hội thì người Việt mới có ảnh hưởng chính trị ở Nam kỳ.

Từ những ý tưởng này, để thật sự thực hiện, phong trào Minh Tân năm 1908 được ông Trần Chánh Chiếu khởi xướng kêu gọi người Việt tham gia vào thương trường cạnh tranh với người Pháp, Hoa và Ấn, hùn vốn lập ra các công ty, cơ sở thương mại như “Nam kỳ Minh Tân công nghệ”. Phong trào Minh Tân chỉ hoạt động trong một năm (1907-1908) nhưng để lại dư âm về sự cần thiết là người Việt phải giành lấy cán cân kinh tế, cho đến năm 1919 thì có sự bùng nổ của phong trào tẩy chay thương mại người Hoa ở Sài Gòn và Chợ Lớn và lan ra đến tận Bắc kỳ. Đây là sự thức tỉnh lớn nhất của người Việt trong lịch sử tư tưởng cận đại.

Tiếp nối phong trào Minh Tân đã có nhiều thương nghiệp và doanh nghiệp thành công như Công ty nước mắm Liên Thành, Công ty xà bông Trương Văn Bền và Công ty tín dụng An Nam được coi là ngân hàng đầu tiên của người Việt. Các công ty này được thành lập bởi những nhà tư sản, điền chủ theo Tây học, hoạt động có mục đích tốt đẹp và thành công ở thương trường, xứng đáng là những công ty tiên phong của người Việt vào đầu thế kỷ XX.

Ta cũng không quên cộng đồng người Ấn từ các đất nhượng địa của Pháp ở Ấn Độ đã đến làm ăn sinh sống ở Sài Gòn từ những năm đầu của thập niên 1860 và đã để lại những dấu ấn đặc thù về kinh tế và văn hóa Ấn Độ ở Sài Gòn.

Quyển sách này có mục đích cung cấp thông tin và mô tả lịch sử thương mại của một số các doanh nghiệp và công nghiệp ở Sài Gòn và Nam kỳ, sơ lược tình hình kinh tế trong thời Pháp thuộc, giai đoạn từ năm 1860 đến năm 1945. Với một đề tài lớn như vậy, không khỏi có những thiếu sót nhưng hy vọng ít nhất cũng cho thấy một vài hình ảnh và nét phác họa chung về lịch sử thương mại ở Sài Gòn dưới thời Pháp thuộc.

Hình ảnh sản phẩm

Sách - Lịch sử doanh nghiệp và công nghiệp ở Sài Gòn và Nam kỳ giữa TK XIX đến năm 1945
Sách - Lịch sử doanh nghiệp và công nghiệp ở Sài Gòn và Nam kỳ giữa TK XIX đến năm 1945

Giá OKT
Liên kết: Set sữa rửa mặt và kem chống nắng Dr. Belmeur Cleansing & Sun Care Duo Kit [Limited edition]