Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Sách Kinh Tế - Kinh Doanh > Sách - Logic Của Tâm Trí - Thiên Kiến Xác Nhận Ảnh Hưởng Đến Phán Đoán Của Con Người Như Thế Nào? - 8935251410914
Giới thiệu Sách - Logic Của Tâm Trí - Thiên Kiến Xác Nhận Ảnh Hưởng Đến Phán Đoán Của Con Người Như Thế Nào? - 8935251410914
Tên Nhà Cung Cấp Alpha Books Tác giả Michael Lewis Người Dịch Tùng Vũ NXB NXB Thế Giới Năm XB 2020 Trọng lượng (gr) 400 Kích Thước Bao Bì 24 x 16 cm Số trang 360 Hình thức Bìa Mềm ---------------------------------- #GIỚI THIỆU SÁCH
Cuốn sách là câu chuyện về tình bạn của hai nhà tâm lý học nổi tiếng Amos Tversky và Daniel Kahneman cùng hành trình khám phá, lý giải tâm lý con người của đôi bạn này. Trước đây, các nhà khoa học, nhà kinh tế học và nhà tiếp thị đều coi con người là những người có lý trí, có trí óc, có khả năng sử dụng dữ liệu cứng để đưa ra quyết định mà không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc, bản năng hoặc niềm tin sai lầm. Song đôi bạn Kahneman và Tversky đã dành cả sự nghiệp của họ để chứng minh rằng điều chúng ta vẫn tin thực chất lại hoàn toàn trái ngược. Trích đoạn: Nói về thiên kiến xác nhận: “Một tuyển trạch viên quan sát cầu thủ sẽ có xu hướng hình thành ấn tượng ngay tức thì, trong khi các dữ liệu khác xung quanh có hơi hướng tự sắp xếp lại. “Tiên kiến xác nhận”, ông nghe nói nó được gọi như vậy. Tâm trí con người không giỏi nhìn nhận những thứ nó không muốn thấy và hơi quá háo hức muốn thấy những gì mình trông đợi. “Thiên kiến xác nhận là thứ âm ỉ sâu kín nhất bởi bạn còn chẳng biết nó đang diễn ra”, ông nói. Tuyển trạch viên sẽ chấp nhận quan điểm về một cầu thủ, sau đó sắp xếp bằng chứng để bảo vệ quan điểm đó. “Chuyện kinh điển”, Morey nói, “và chuyện này xảy ra suốt: Nếu không thích ai đó, anh sẽ nói chẳng có vị trí nào cho chàng trai ấy. Nếu thích cậu ta, anh sẽ nói cậu chơi được nhiều vị trí. Nếu thích một cầu thủ, anh so sánh hình thể cậu ấy với người giỏi. Còn nếu không ưa, anh sẽ so sánh cậu ta với một kẻ kém cỏi”. Dù một người có định kiến gì khi lựa chọn các cầu thủ nghiệp dư, anh ta đều có xu hướng bảo vệ nó, ngay cả khi nó chỉ đem lại điều tệ hại, bởi anh luôn mong định kiến đó được xác nhận.” Nói về sự cảm tính của con người khi đánh giá người khác qua các buổi phỏng vấn tuyển dụng: “Những khó khăn tiềm ẩn phát sinh trong lúc đánh giá người khác đã được nhà tâm lý học người Mỹ Edward Torndike mô tả vào năm 1915. Ông yêu cầu các sĩ quan Lục quân Mỹ đánh giá binh sĩ theo một đặc điểm thể chất nào đó (“hình thể” chẳng hạn) và sau đó đánh giá một tố chất trừu tượng hơn (“trí thông minh”, “khả năng lãnh đạo”…). Ông phát hiện ra rằng cảm xúc sinh ra khi đánh giá tiêu chí đầu tiên sẽ ảnh hưởng tới tiêu chí thứ hai: nếu sĩ quan thấy một người lính có hình thể đẹp thì cũng sẽ thích các khía cạnh khác ở anh ta. Hoán đổi thứ tự đánh giá và vấn đề tương tự vẫn xảy ra: Nếu một người ban đầu được đánh giá xuất sắc thì sau đó sẽ được cho là mạnh mẽ hơn thực tế. “Rõ ràng sức lan tỏa của một phẩm chất chung tốt đẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận định về một khả năng đặc biệt và ngược lại”, Torndike kết luận; ông tiếp tục nói mình đã “bị thuyết phục rằng ngay cả một quản đốc, ông chủ, giáo viên hay một vị trưởng phòng rất có năng lực đều không thể xem cá nhân là một tổ hợp của các phẩm chất riêng biệt và gán cho mỗi phẩm chất một tầm quan trọng riêng, độc lập với những phẩm chất khác”. Bởi thế đã có một hiệu ứng ra đời và cho đến nay vẫn được gọi là “hiệu ứng lan tỏa”.” Nói về niềm tin ở quy luật số nhỏ: ““Niềm tin ở quy luật số nhỏ” rút ra được các hàm ý của một lỗi tâm lý con người thường mắc – ngay cả những nhà thống kê được đào tạo. Mọi người nhầm lẫn một phần rất nhỏ của sự vật với tổng thể. Ngay cả các nhà thống kê cũng có khuynh hướng vội đưa ra kết luận từ số lượng bằng chứng ít ỏi. Amos và Danny lập luận rằng họ làm như thế do họ tin – ngay cả khi không nhận thức được niềm tin ấy – rằng bất kỳ mẫu nhất định nào của một tổng thể lớn cũng đều mang tính tiêu biểu cho tổng thể ấy nhiều hơn mức độ thật sự của nó.” “Niềm tin vào quy luật số nhỏ: Đây là lỗi tâm lý mà Danny và Amos nghi ngờ có rất nhiều nhà tâm lý học phạm phải, vì chính Danny cũng từng như thế. Danny có cảm nhận về thống kê tốt hơn rất nhiều so với hầu hết nhà tâm lý học khác, hay thậm chí hơn đại đa số nhà thống kê. Nói cách khác, toàn bộ dự án có gốc rễ sâu xa từ những nỗi nghi ngờ của Danny về chính công trình nghiên cứu của mình, cùng với sự sẵn sàng, gần như hăng hái muốn tìm ra lỗi trong công trình đó của ông. Trong mối quan hệ cộng tác giữa họ, xu hướng tìm kiếm các lỗi do bản thân gây ra của Danny đã trở thành chất liệu tuyệt vời nhất. Vì không chỉ có Danny mắc những lỗi đó: Mọi người đều phạm phải. Đó không chỉ là vấn đề cá nhân; nó là một lỗi nhỏ trong bản chất con người. Chí ít, đó là nghi ngờ của họ.