Giới thiệu Sách - Luận chiến văn chương quyển 5 ( HT )
Luận chiến văn chương quyển 5 ( HT ) Tác giả: Chu Giang Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Văn Học Đơn vị phát hành: Nhà sách Hàn Thuyên Ngày xuất bản:2019 Số trang :488 Kích thước 13.5x20.5 cm Loại bìa: Mềm
Nội dung : Nhà phê bình văn học Chu Giang tên thật là Nguyễn Văn Lưu, nguyên Giám đốc NXB Văn học, hiện nay đã nghỉ hưu ở Hà Nội, nhưng ngòi bút phê bình văn học của ông vẫn khá sung sức. "Luận chiến văn chương" là bộ tác phẩm chủ yếu trong sự nghiệp phê bình văn học của ông, được định danh theo thứ tự từ Quyển một đến Quyển ba và đều do NXB Văn học ấn hành trong vòng 20 năm qua. "Luận chiến văn chương - Quyển một" xuất bản năm 1995, đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1996 và đến nay đã được tái bản đến lần thứ ba. "Luận chiến văn chương - Quyển hai" xuất bản năm 2012, được tặng thưởng loại B năm 2013 của Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT Trung ương. "Luận chiến văn chương - Quyển ba" xuất bản năm 2015, tập hợp những bài viết của Chu Giang trong khoảng ba năm gần đây; trong đó có những “xê-ri” bài viết chỉ tập trung bàn luận về một vấn đề, hiện tượng thời sự không chỉ nổi cộm trong đời sống văn học, mà còn trên các lĩnh vực chính trị - xã hội, như: Vấn đề “giải thiêng lịch sử” trong VHNT; bản chất “ngụy khoa học” trong luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên); đánh giá công và tội của Phạm Quỳnh; hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp trong “văn học đổi mới” v.v… Ngoài ra, sách còn có nhiều bài viết tranh luận về một số quan điểm sai trái, lệch lạc trong VHNT của một số cây bút và nhân vật đương thời. Phê bình văn học của Chu Giang có một phong cách riêng, một giọng điệu riêng: Thẳng thắn, quyết liệt, không né tránh nhưng đôi khi lại rất hài hước, dễ nghe, dễ tiếp nhận. “Luận chiến” về văn chương mà tự nhiên như văn nói. Ông thường dùng ca dao, thành ngữ, tục ngữ, điển tích, điển cố… một cách đắc dụng nên đọc “luận chiến” mà không cảm thấy căng thẳng, nặng nề, “đao to búa lớn”. Chẳng hạn bài "Văn sư tử và văn cầy cáo" vừa phân tích thấu đáo những ngộ nhận về thời thế của một bậc lão thành từng có công lao trong kháng chiến trước đây; vừa dí dỏm, hài hước khiến người bị phê bình thấy phần nào được sẻ chia, thông cảm: Kìa văn sư tử cao sang thế Văn cáo cầy sao nó hạ hèn Thỏ chết, đời thương cho kẻ yếu Cáo cầy, sư tử chúng reo vui… Quyển 5 là đề tài về văn học và nhà trường. - Tư tưởng giáo dục của Hồ Ngọc Đại - Trưng bày thơ - Văn học chính thể - Lặp lại người xưa .... Về danh nhân văn hóa: - Những người vĩ đại.... - Phụ lục: Văn hào cấp tỉnh Về Nguyên bản Phạm Quỳnh: - Một vấn đề giáo dục cho nòi giống chúng tôi - Chủ nghĩa dân tộc - Thư ngỏ gửi ngài Bộ trưởng thuộc địa