Giới thiệu Sách - luật phòng chống tác hại của rượu bia năm 2019
Sacsh Luật Phòng, Chống Tác Hại Của Rượu, Bia
Nhiều tác giả NXB Lao Động Bìa mềm Kích thước 19 x 13 cm Số trang 38 Năm 2019
Sách gồm 7 chương:
Chương 1: Những quy định chung
Chương 2: Biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu bia
Chương 3: Biện pháp quản lý việc cung cấp rượu bia
Chương 4: Biện pháp giảm tác hại của rượu bia
Chương 5: Điều kiện bảo đảm cho phong chống tác hại của rượu bia
Chương 6: Quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng chống tác hại của rượu bia
Chương 7: Điều khoản thi hành
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Luật này quy định biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; điều kiện bảo đảm cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.
Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước.
Cồn thực phẩm là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H5OH và có tên khoa học là ethanol đã được loại bỏ tạp chất, đạt yêu cầu dùng trong thực phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, có khả năng gây nghiện và gây ngộ độc cấp tính.
Độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, bia tính theo phần trăm thể tích. Độ cồn được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100 ml dung dịch ở 20 °C.
Tác hại của rượu, bia là ảnh hưởng, tác động có hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác.