LUẬT TỐ CÁO Tác giả: Nhiều Tác Giả Ngày xuất bản: 08-2018 Kích thước: 13x19cm Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Lao Động Loại bìa: Bìa mềm Số trang: 71 Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật Tố cáo. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật khác về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực; bảo vệ người tố cáo; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc quản lý công tác giải quyết tố cáo. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm: a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. ... ... ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 66. Hiệu lực thi hành 1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. 2. Luật Tố cáo số 03/2011/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành. 3. Tố cáo đã được thụ lý, đang xem xét và chưa có kết luận trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục giải quyết theo quy định của Luật Tố cáo số 03/2011/QH13. Điều 67. Quy định chi tiết Chính phủ quy định chi tiết Chương VI của Luật này và các điều, khoản được giao trong Luật; quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2018.