Giới thiệu Sách - Luật tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành
LUẬT TỐ CÁO VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH
Tác giả: Nhiều tác giả Nhà xuất bản:NXB Lao động Nhà phát hành: Dân Hiền Xuất bản: 2018 Khổ giấy: 13 x 19 Bìa giấy: Bìa mềm Số trang: 160 trang
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Quốc hội ban hành luật tố cáo Luật này có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2019
Luật này quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật khác về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực; bảo vệ người tố cáo; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc quản lý công tác giải quyết tố cáo.
1. Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây: Cán bộ công chức viên chức; người không còn là công chức viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ công chức viên chức; Các cơ quan tổ chức
3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
4. Người tố cáo là cá nhân thực hiện việc tố cáo.
5. Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo.
6. Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
7. Giải quyết tố cáo là việc thụ lý, xác minh, kết luận nội dung tố cáo và xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.