Giới thiệu Sách - Luật tổ chức Quốc hội (NXB Lao động)
Số: 24/VBHN-VPQH Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2020 LUẬT TỔ CHỨC QUỐC HỘI Tác giả: Nhiều tác giả Nhà xuất bản: NXB Lao động Nhà phát hành: Nhà sách Dân Hiền Năm xuất bản:2023 Khổ giấy: 13 x 19 cm Bìa giấy: bìa mềm Số trang: 95 trang Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, được sửa đổi, bổ sung bởi: Luật số 65/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021. Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật tổ chức Quốc hội[1]. Chương I VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA QUỐC HỘI Điều 1. Vị trí, chức năng của Quốc hội 1. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Điều 2. Nhiệm kỳ Quốc hội 1. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 05 năm, kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau. 2. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khóa mới phải được bầu xong. 3. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá 12 tháng, trừ trường hợp có chiến tranh. ... ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 102. Hiệu lực thi hành 1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. 2. Luật tổ chức Quốc hội số 30/2001/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 83/2007/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực./.