Luật này quy định về việc trưng cầu ý dân; nguyên tắc trưng cầu ý dân; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức trong trưng cầu ý dân; trình tự, thủ tục quyết định việc trưng cầu ý dân và tổ chức trưng cầu ý dân; kết quả và hiệu lực của kết quả trưng cầu ý dân.
Luật này áp dụng đối với công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
Trưng cầu ý dân là việc Nhà nước tổ chức để cử tri cả nước trực tiếp biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước theo quy định của Luật này.
Đề nghị trưng cầu ý dân là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này đề xuất vấn đề cần trưng cầu ý dân để Quốc hội xem xét, quyết định.
Phiếu trưng cầu ý dân là phiếu theo mẫu do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định, trong đó ghi rõ nội dung trưng cầu ý dân để sử dụng trong từng cuộc trưng cầu ý dân.
Cử tri là người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật này.
Sách gồm 8 chương:
Chương I: Những quy định chung
Chương II: Đề nghị trưng cầu ý dân và quyết định việc trưng cầu ý dân
Chương III: Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức trong tổ chức trưng cầu ý dân
Chương IV: Danh sách cử tri và khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân
Chương V: Thông tin tuyên truyền về trưng cầu ý dân
Chương VI: Trình tự, thủ tục bỏ phiếu trưng cầu ý dân, quyền, nghĩa vụ của cử tri trong trưng cầu ý dân
Chương VII: Kêt quả trưng cầu ý dân
Chương VIII: Xử lí vi phạm pháp luật về trưng cầu ý dân và điều khoản thi hành
Tác giả Nhiều Tác Giả Ngày xuất bản 01-2016 Kích thước 13x19 cm Loại bìa Bìa mềm Số trang 43 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Lao Động