Sách - Lý Thuyết Sư Phạm Phê Phán Tác giả Paulo Freire; Lê Hồng Vân dịch Nhà xuất bản NXB Tri Thức Đơn vị phát hành Viện Giáo dục IRED - IRED Ngày xuất bản 03-2022 Số trang 246 Kích thước 14 x 22 cm Loại bìa Bìa mềm Nội dung "Lý thuyết sư phạm phê phán là tác phẩm có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới và đã được dịch ra 17 thứ tiếng. Đây không đơn thuần là một cuốn cẩm nang về phương pháp sư phạm, mà còn là một tư tưởng lớn có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong xã hội.
Trong Lý thuyết sư phạm phê phán, Freire gọi kiểu giáo dục truyền thống “thầy giảng - trò nghe, thầy đọc - trò chép” là mô hình “giáo dục ngân hàng”, trong đó người học là các tài khoản rỗng mà người thầy sẽ cố gắng ký thác càng nhiều kiến thức càng tốt. Càng được người dạy “nhồi nhét” nhiều kiến thức, người học càng ít phát triển ý thức phê phán, thụ động tiếp nhận vai trò mà người ta áp đặt lên mình, có xu hướng thích nghi với hiện trạng và có cái nhìn rời rạc về thực tế, dẫn tới cái mà Freire gọi là “văn hóa im lặng” (culture of silence).
Ông nhận ra rằng, sự dốt nát và tâm lí lãnh đạm của “văn hóa im lặng” ấy chính là hậu quả của việc thụ động tiếp nhận kiến thức thay vì được khuyến khích và trang bị để nhận biết và phản ứng lại trước hoàn cảnh có vấn đề. Theo phân tích của Freire, người bị áp bức thường không thể nhìn thấy các vấn đề của thời đại của họ và những kẻ áp bức muốn nuôi dưỡng sự thiếu hiểu biết này. Thậm chí, Freire còn cho rằng giáo dục là phương tiện để nhà cầm quyền kiểm soát ngôn ngữ và ý thức của người dân. Ông phản đối luận điểm của nhóm thống trị cho rằng kiến thức dạy ở nhà trường là khách quan và mang tính trung lập.
Phê phán lối “giáo dục ngân hàng”, ông đề xuất giáo dục nêu vấn đề, một phương pháp giáo dục khác dựa trên một mối quan hệ hoàn toàn mới giữa người dạy-người học-xã hội. Để thực hiện đề xuất nói trên, Freire mô tả và phân tích cụ thể những công cụ mà kẻ áp bức sử dụng, gợi ý những cách làm cụ thể giúp người bị áp bức tự giải phóng cho mình và giải phóng cho cả những kẻ áp bức."