Giới thiệu Sách - Mô Hình Phân Phối Và Bán Lẻ - Giải Pháp Nào Cho Doanh Nghiệp Việt Nam
Tên Nhà Cung Cấp Thái Hà Tác giả TS Đào Xuân Khương NXB NXB Lao Động Năm XB 2021 Trọng lượng (gr) 200 Kích Thước Bao Bì 20.5 x 13 cm Số trang 220 Hình thức Bìa Mềm
Giới thiệu sách: Mô hình phân phối bán lẻ – Giải pháp nào cho doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu được viết vào năm 2012 và liên tục được bổ sung cho đến năm 2016 thì xuất bản lần đầu tiên. Một số nội dung trong cuốn sách là tập hợp các bài viết được in trong các tạp chí chuyên ngành giai đoạn 2013-2014.
Đến năm 2020, cuốn sách đã được bán ra trên 10.000 bản. Trong lần tái bản này, ngoài việc điều chỉnh, cập nhật các số liệu và nội dung cho phù hợp với bối cảnh kinh doanh “bình thường mới” do đại dịch Covid 19 gây ra., cuốn sách cũng được bổ sung rất nhiều nội dung quan trọng có thể kể đến như sau.
Trong Phần I: Doanh nghiệp bán lẻ – phân phối và khách hàng, tác giả bổ sung hai nội dung lớn sau trong hầu hết các bài viết và giải pháp cho doanh nghiệp.
- Thứ nhất: Người tiêu dùng đã thay đổi nhiều hơn trước đây, họ sử dụng công nghệ trong mua hàng nhiều hơn, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid 19 khiến việc đi lại gặp khó khăn và các cửa hàng truyền thống bị hạn chế mở cửa thì việc mua hàng online đã trở nên phổ biến. Công việc tưởng chừng rất xa lạ cách đây 10 năm là “ship hàng” thì đến này đã trở thành thuật ngữ phổ biến ở các thành phố.
- Thứ hai: Trải nghiệm mua sắm là khái niệm dần phổ biến hiện nay. Vì thế doanh nghiệp bán lẻ và phân phối bắt buộc phải vẽ được “bản đồ trải nghiệm khách hàng”, để từ đó tính toán các “điểm chạm” giữa doanh nghiệp và khách hàng. Điểm chạm này không chỉ là các điểm chạm vật lý như trước đây mà còn các điểm chạm trên không gian online “digital touch point”.
Phần II: Mô hình quản trị bán lẻ hiện đại được bổ sung hai nội dung quan trọng trong 5 năm gần đây mà chúng ta hay gọi là chuyển đổi số ngành bán lẻ
- Thứ nhất: Cập nhật các xu hướng 5 năm gần đây tại Việt Nam cho thấy có sự thay đổi về các nhà bán lẻ nước ngoài, người Thái Lan đã thay người Pháp và người Đức tiếp quản hệ thống siêu thị BigC và Metro trước đây. Người mới trong bán lẻ nhưng lại chiếm ưu thế về trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng tiện lợi là Vincom, Vinamart và Vinmart+. Tuy nhiên, sau gần 5 năm thì Vingroup cũng bán lại hệ thống này cho Masan. Bức tranh bán lẻ Việt Nam 5 năm gần đây có rất nhiều thay đổi.
- Thứ hai: Áp dụng công nghệ trong quản trị cửa hàng bán lẻ và hình thành các chuỗi bán lẻ mới. Các cửa hàng đã hình thành chuỗi tại các tỉnh, hay còn gọi là “chuỗi local”. Tức là ngoài các chuỗi toàn quốc như Thế giới di động, Điện máy xanh, PNJ, Kids Plaza… mô hình bán lẻ đã hình thành các chuỗi tại các tỉnh được đầu tư bài bản về hình ảnh và công nghệ. Các công ty công nghệ đã đầu tư nhiều hơn vào ngành bán lẻ. Dữ liệu lớn được triển khai và phân tích dữ liệu sẽ là lĩnh vực quan trọng trong mô hình quản trị bán lẻ hiện đại.
Phần III: Mô hình phân phối hiệu quả, tác gỉả tập trung phân tích sâu hơn về làm thế nào để xây dựng kênh phân phối mới để tăng điểm bán, tăng doanh số và giảm được chi phí. Trong khuôn khổ tái bản cuốn sách này, tác giả tập trung vào xây dựng kênh phân phối vật lý. Trong một cuốn sách khác sắp xuất bản, tác giả sẽ đi vào chủ đề rộng hơn là làm thế nào để xây dựng được mô hình kinh doanh tối ưu trong bối cảnh 4.0 hiện nay.