Sách Nghiên cứu văn học Việt Nam những khả năng và thách thức

Thương hiệu: Nhiều tác giả | Xem thêm các sản phẩm Sách & Tạp Chí của Nhiều tác giả
Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Sách Vải > Sách Nghiên cứu văn học Việt Nam những khả năng và thách thức
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách Nghiên cứu văn học Việt Nam những khả năng và thách thức

Nghiên cứu văn học Việt Nam những khả năng và thách thức
Bìa mềm có tay gấp.
Khổ sách: 16 x 24 cm.
Năm xuất bản: 2009.
Số trang: 436 trang.
Trọng lượng (gr) :1000
************************************************

Mô tả sản phẩm

Thách thức vẫn còn nguyên 
Dưới cái mũ chung quen thuộc gọi là "nghiên cứu văn học", tập chuyên khảo này đưa vào tiêu điểm mối quan tâm được thảo luận nhiều trong những năm gần đây về "lý luận và phê bình văn học" - trong đó vấn đề tạo nên sắc thái là việc học hỏi và ứng dụng các lý thuyết phương Tây thời hiện đại về văn chương hoặc có hệ quả văn học vào việc nghiên cứu văn học Việt Nam nói chung.
 
Từ các mô tả kiến lập mô hình tổng thể của "lý luận và phê bình văn học" Việt Nam thời hiện đại trong hai tiểu luận của Trần Đình Sử và Đỗ Lai Thúy, qua các diễn giải có tính phê phán về việc hiểu khái niệm lý thuyết văn học phương Tây hiện đại cùng quá trình du nhập và vận dụng lý thuyết trong hai tiểu luận của Hoàng Lương Xá và Cao Việt Dũng, đến các nghiên cứu cụ thể trên chủ đề phê bình văn học và văn học sử trung đại, nghiên cứu xã hội học một tác giả điển hình, trong các tiểu luận của Nguyễn Thị Thanh Xuân, Nguyễn Kim Sơn, Trần Văn Toàn, Phạm Xuân Thạch, Phùng Ngọc Kiên và Trần Ngọc Hiếu, tuyển tập chuyên khảo này đã quả thực trình bày một tấm bản đồ các vấn đề nhạy cảm và nổi cộm của lĩnh vực nghiên cứu và phê bình văn học hiện nay: khu vực khảo sát văn học Việt Nam ở đây có vẻ rất rộng lớn bao trùm, nhưng lại không nói gì đáng kể đến văn chương sáng tác của gần bốn mươi năm từ 1970s đến những năm đầu 2000s; nhấn mạnh vào các việc du nhập lý thuyết khoa học nhân văn - văn học, tìm tòi ứng dụng từ đó một số quan điểm, mô hình lập luận và khái niệm mới, nhưng lại không trình bày một tương liên đáng kể nào với nghiên cứu ngữ văn và ngôn ngữ học, đặc biệt khi các chủ đề văn học sử trung đại hiện nay xuất hiện một số vấn đề về các tác gia kinh điển và văn bản Hán - Nôm.
 
Tiểu luận mở đầu tập sách, có tính chất đề dẫn, của Trần Đình Sử - Nghiên cứu văn học Việt Nam: Đổi mới như thế nào? - đưa ra một mô thức văn học sử cho chủ đề này, đặt câu hỏi nghiên cứu văn học Việt Nam "đã, đang ở đâu rồi sẽ đi về đâu?".
 
Đây là một mô tả mang tính chất tự sự, lược thuật biểu đồ phát triển của "nghiên cứu" và "lý luận văn học" "từ đối lập đến hội nhập", điểm danh các nguồn lý luận và các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại từ thập niên 1930s đến thập niên 1990s, lược thuật "sự du hành của lý thuyết phương Tây vào Việt Nam" để đi tới đề nghị "Nghiên cứu văn học trong tầm nhìn của tính hiện đại", trả lời câu hỏi đặt ra từ đầu bằng một nhận định chung rằng "Hệ hình tư duy lý thuyết hiện đại cho phép chúng ta tư duy lại những quan niệm lý thuyết đã có, vượt qua những nhận lầm, bước ra khỏi những huyền thoại,...".
 
Tuy nhiên, câu chuyện khái lược về lịch sử nghiên cứu này hoàn toàn được đặt trên nền một đại tự sự truyền thống quen thuộc về lịch sử hiện đại nước nhà, qui chiếu từng điểm một về phương diện hành trình tư tưởng trong đại tự sự đó.
 
Cái nền tảng vững vàng ấy mới là câu trả lời hay gợi ý trả lời thực chất hơn cho vấn đề khuôn khổ status quo trong nghiên cứu "rồi sẽ đi về đâu?".
 
Mô thức văn học sử biến đổi mạnh mẽ trong trình thuật của Đỗ Lai Thúy - Phê bình văn học Việt Nam - nhìn nghiêng từ phương pháp.
 
Tiểu luận này giới thuyết chặt chẽ chỉ lược khảo một biên niên các phương pháp phê bình khảo cứu và chỉ tập trung vào một số tác phẩm phê bình học thuật đã được nhìn nhận là "tiêu biểu".
 
Luôn luôn chú ý đặt các sự kiện vào những bối cảnh được mô tả toàn diện súc tích và sinh động một cách định hướng, trình thuật này lần lượt kể đến các phương pháp: phê bình ấn tượng chủ nghĩa với Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh; phê bình tiểu sử học với Hàn Mặc Tử của Trần Thanh Mại; phê bình văn hóa - lịch sử với Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Du và Truyện Kiều của Nguyễn Bách Khoa Trương Tửu; phê bình xã hội học với Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ của Trương Tửu, Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại 1930 - 1954 của Vũ Đức Phúc, Phong trào Thơ Mới 1932 - 1945 của Phan Cự Đệ, Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du của Lê Đình Kỵ, Thơ và mấy vấn đề thơ Việt Nam của Hà Minh Đức, Nhà văn Việt Nam của Hà Minh Đức và Phan Cự Đệ; phê bình phong cách học với Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong "Truyện Kiều" của Phan Ngọc, Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực của Đỗ Lai Thúy; phê bình thi pháp học với Thi pháp thơ Tố Hữu và Thi pháp Truyện Kiều của Trần Đình Sử, Thi pháp hiện đại của Đỗ Đức Hiển; phê bình phân tâm học với Hồ Xuân Hương: tác phẩm, thân thế và văn tài của Nguyễn Văn Hanh, Kinh Thi Việt Nam của Trương Tửu, Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực của Đỗ Lai Thúy.
 
Tấm bản đồ lộ trình độc đáo này, có tỉ lệ xích lớn bởi rất nhiều chi tiết, quả có tính gợi ý cao và một trong những điều đó là: phê hình học thuật nước nhà từ trước tới nay có ít tác phẩm sáng tạo quá.
 

Hình ảnh sản phẩm

Sách Nghiên cứu văn học Việt Nam những khả năng và thách thức
Sách Nghiên cứu văn học Việt Nam những khả năng và thách thức

Giá 1SOL
Liên kết: Sữa dưỡng nâng cơ trẻ hóa da Yehwadam Myeonghan Miindo Ultimate Emulsion (140ml)