ISBN: 978-604-2-27393-0 Tác giả: Dr. Nguyễn-Kim Mai Thi Claire Lenkova Đối tượng: Thiếu niên (11 – 15) Khuôn Khổ: 14,5x20,5 cm Số trang: 296 Định dạng: bìa mềm Trọng lượng: 330 gram Bộ sách: Khoa học quanh ta năm: 2022 nhà xuất bản: kim đồng
“Không một khoảnh khắc, không một hơi thở nào mà không có phản ứng hóa học xảy ra trong người bạn. Mỗi khía cạnh nhỏ bé, bình thường của cuộc sống đều trở nên thú vị khi bạn nhìn nó dưới lăng kính khoa học. Làm sao con người lại không đến với khoa học tự nhiên được cơ chứ? Quyển sách này là một lời mời các bạn đi vào thế giới ý tưởng của nhà hóa học như tôi, thêm vào đó là tạo được góc nhìn nhỏ vào cuộc sống hằng ngày của một nhà khoa học và một “YouTuber”. Mà nhất là tôi muốn rằng với quyển sách này, bạn hãy một lần nhìn thật sâu vào “đôi mắt” của môn hóa học và hẳn rằng sẽ bị khuất phục trước sức lôi cuốn không cưỡng nổi. Và khi lòng tin của tôi vào con người và trí tò mò của họ không bị lừa dối, các bạn sẽ thấy, sau khi đọc xong quyển sách, môn hóa học thật sự là mọi thứ (ngộ quá!); có thể bạn còn phải công nhận rằng khoa học thật là vi diệu.” (Nguyễn-Kim Mai Thi) “Sự sống là một quá trình hóa học.” (Antoine Lavoisier) “Khai sáng bây giờ là một mục tiêu quan trọng, một cách dễ hiểu và gắn liền với sự thấu cảm, để thông tin một cách thích đáng tới cho con người trong một thời bất ổn và khủng hoảng.” (Nguyễn-Kim Mai Thi) - (Nhật báo Frankfurter Allgemeine Zeitung, tháng 2 năm 2021) Tiến sĩ Nguyễn-Kim Mai Thi sinh năm 1987 ở Heppenheim, thuộc bang Hesse. Cô thuộc thế hệ thứ hai, con của một gia đình Việt Nam đi du học những năm 1970. Cô học giỏi, là người “luôn có hứng thú trong trường học”, “có tư chất phấn đấu bẩm sinh”, “Bố mẹ tôi đến từ Việt Nam, xem giáo dục là một ưu đãi, giáo dục để đưa con người ra khỏi nghèo khó.” Cô là nhà hóa học, nhà sản xuất webvideo, nhà báo khoa học, với kênh Youtube thu hút hàng triệu lượt xem MaiLab. Từ năm 2012 đến 2021, cô nhận được 20 giải và phần thưởng các loại. Trên một trang mạng của Viện Văn hóa Goethe, Mai Thi được gọi là “người phụ nữ làm cho khoa học trở nên thú vị.”