Tên sách: Người thổi đường Tác giả: Nhiều Tác Giả Tuyển chọn và biên tập: Lý Kinh Trạch, Thi Chiến Quân Dịch giả: Trần Minh Ánh Hình thức: Bìa Mềm Khổ: 20.5 x 13.5 cm Số trang: 376 trang Nhà xuất bản và cung cấp: NXB Phụ Nữ Việt Nam Năm xuất bản: 2020
Người thổi đường là một tuyển tập truyện ngắn; tập hợp 13 truyện ngắn của 11 tác giả nổi trội, ghi dấu trong văn học Trung Quốc đương đại.
Nhiều độc giả tin rằng, thông qua những tác phẩm văn học Trung Quốc, họ có thể hiểu được những gì đang diễn ra ở đây, và hi vọng rằng nền văn học này có thể giãi bày những điều mà mọi người đang hiếu kỳ về nền văn hóa đa diện cũng như những thay đổi của đất nước này. Trên phương diện này, những tác giả trẻ lại đặc biệt nhạy cảm và bay bổng; ở họ dường như có sự đam mê mãnh liệt và bản lĩnh trong sự bộc lộ cảm xúc của mình.
Các tác phẩm văn học Trung Quốc đa dạng về chủ đề, nhưng hầu hết lại lấy bối cảnh thôn quê. Thậm chí, có người từng nói rằng, 80% văn học đương đại Trung Quốc là văn học nông thôn. Trung Quốc vốn là một xã hội nông nghiệp và nông thôn là một vấn đề cốt lõi trong quá trình quá độ lên hiện đại hóa, chính vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi đề tài này thu hút các tác giả trong cả một thời gian dài.
Trong những thập niên trở lại đây, các nhà văn thực sự chú ý đến những ảnh hưởng to lớn của thành phố lên cuộc sống cá nhân. Họ cố gắng tìm hiểu những gì đang xảy ra trong chính bản thân và những người xung quanh; những nỗ lực ấy đã đưa văn học Trung Quốc tới một không gian mới bởi họ đã tạo ra những chủ đề mới, những phong cách mới và ngôn ngữ mới.
Liệu rằng những tác phẩm này có thực sự phản ánh những thay đổi lớn lao của đất nước và xã hội Trung Quốc ngày nay, những thay đổi trong mối quan hệ giữa người với người; những xúc cảm và suy tư? Và những tác phẩm này có phù hợp với thị hiếu của phương Tây?
Người thổi đường sẽ giúp người đọc tìm thấy câu trả lời cho những thắc mắc trên, vì tập truyện ngắn này được đánh giá là “phản ánh những xu hướng hiện đại nhất của văn học Trung Quốc, cho thấy những thay đổi lớn ở Trung Quốc trong thời đại toàn cầu hóa” (Trương Di Vũ).