Giới thiệu Sách - Nhân Phẩm Cần Có Của Một Con Người - Trưởng Thành cùng Bạn
Video giới thiệu sản phẩm Sách - Nhân Phẩm Cần Có Của Một Con Người - Trưởng Thành cùng Bạn. Nguồn: Shopee.
IBSN: 9786043487817 Tác giả: Thiên Vũ Nhà xuất bản: NXB Phụ Nữ Việt Nam Đơn vị phát hành: Công ty Văn hóa Việt Thư Ngày xuất bản: 2022 Số trang: 160 Kích thước: 13.5 x 20.5 cm Loại bìa: Bìa mềm
Giới Thiệu sản phẩm: Bộ sách Trưởng Thành cùng Bạn hướng đến Chân – Thiện – Mỹ của con người mà chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn đọc, với mong muốn là kim chỉ nam trên con đường hoàn nthiện nhân cách của bản thân.
Như chúng ta đã biết,chân - thiện - mỹ không chỉ là mục đích hướng tới của văn chương muôn đời mà nó còn là các giá trị phổ quát của toàn nhân loại. Ba thuật ngữ vốn là những phạm trù của triết học, có vẻ rất quen thuộc với mọi người, song có nội dung khá phức tạp, được hiểu, được vận dụng trong nhiều lĩnh vực, tình huống khác nhau: có lúc chúng được hiểu là các giá trị của cuộc sống, có lúc được hiểu là tiêu chuẩn, thước đo phẩm chất của con người, có khi được hiểu là những giá trị hướng tới của văn chương, nghệ thuật, và cũng có khi được nói tới là nội dung, là mục tiêu của giáo dục. Hiểu theo nghĩa là ba phạm trù của triết học, thì cái chân - thuộc về phạm trù nhận thức luận, cái thiện thuộc về phạm trù đạo đức học và cái mỹ thuộc về phạm trù thẩm mỹ học. Nhưng nếu hiểu theo nghĩa là đích hướng tới của văn chương, nghệ thuật thì cái chân thuộc về giá trị nhận thức, cái thiện thuộc về giá trị giáo dục và cái mỹ thuộc về giá trị thẩm mỹ. Còn nếu cắt nghĩa chúng trong lĩnh vực giáo dục thì chân - thiện - mỹ là nội dung và mục tiêu của giáo dục nhằm hướng đến giáo dục toàn diện con người. Ở đây chúng tôi bàn đến chân - thiện - mỹ với ý nghĩa đó. Chân thường được hiểu là thật, là chân thật, chân thực, xác thực. Nói tới chân là để đối lập với phạm trù cái giả - cái không thật. Song, chân còn được hiểu theo nghĩa hẹp là chân lý - tức là cái đúng, là “sự phản ánh chính xác sự vật khách quan và quy luật của chúng vào ý thức con người” (Từ điển Tiếng Việt, tr. 185).
Thiện theo ý nghĩa từ Hán Việt là tốt, lòng tốt, lương thiện, đối lập với cái ác. Trong tư tưởng của các nhà triết học cổ phương Đông (KhổngTử, Mạnh Tử, Tuân Tử…), thiện cùng với nhân, đức, lễ, nghĩa là những phẩm chất quan trọng của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu quan niệm rất khoa học: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn/ Phần nhiều do giáo dục mà nên” (Nhật ký trong tù).
Mỹ là phạm trù thẩm mĩ rất phức tạp, song hiểu một cách thông dụng và dễ hiểu nhất là cái đẹp. Quan niệm về cái đẹp rất phong phú ở mỗi thời đại, mỗi người. Hy vọng Bộ sách này sẽ giúp cho bạn đọc tìm thấy con đường hoàn thiện nhân cách cho bản thân.