SÁCH: Nhật ký trong tù - Tác phẩm và lời bình ( Đinh Tị )

Thương hiệu: Tôn Thảo Miên | Xem thêm các sản phẩm Sách & Tạp Chí của Tôn Thảo Miên
Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Sách Giáo Dục > SÁCH: Nhật ký trong tù - Tác phẩm và lời bình ( Đinh Tị )
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu SÁCH: Nhật ký trong tù - Tác phẩm và lời bình ( Đinh Tị )

SÁCH: Nhật ký trong tù - Tác phẩm và lời bình ( Đinh Tị )
Công ty phát hành: Đinh Tị
Nhà xuất bản: NXB Văn Học
Tác giả: Tôn Thảo Miên
Loại bìa: Bìa Mềm
Số trang: 235
Năm xuất bản: 2018

Nhật Ký Trong Tù - Tác Phẩm Và Lời Bình (Tái Bản) - Đinh Tị Hồ Chí Minh - một người giàu tình cảm nhân đạo. Nhân đạo trong thơ Người thường có gốc nhân đạo ở đời. Phạm Văn Đồng đã từng viết: "Lòng Hồ Chủ tịch rộng như biển cả, bao dung cảm hoá tất cả mọi người, dìu dắt mọi người đoàn kết chiến đấu". Tình cảm nhân đạo trong NHẬT KÝ TRONG TÙ là tinh thần trân trọng, yêu thương con người, vì con người góp phần giải phóng con người. Tình cảm đó được Bác biểu hiện với nhiều lớp người khác nhau: nỗi thương cảm đối với những người phu làm đường; sự thương cảm đối với những người phụ nữ và trẻ em - những người cần được cần được quan tâm, chăm sóc và nâng đỡ; sự cảm thương đối với những người bạn tù hay với cả những vật vô tri như bông hồng. Một bông hồng đẹp nhưng bị thờ ơ, lạnh nhạt và theo quy luật khắc nghiệt của tạo vật là sớm nở tối tàn... Giá trị nhân đạo là một phẩm chất vô cùng quan trọng, góp phần tạo nên giá trị của NHẬT KÝ TRONG TÙ. Đối với người đọc hôm nay, nhất là đối với những thế hệ trẻ, chúng ta dường như được tiếp xúc trực tiếp với tình cảm yêu thương của Bác, tình cảm nhân ái cao quý luôn có tác dụng bồi dưỡng, xây dựng nhân cách của con người.
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

Tình cảm nhân đạo trong NHẬT KÝ TRONG TÙ là tinh thần trân trọng, yêu thương con người, vì con người góp phần giải phóng con người. Tình cảm đó được Bác biểu hiện với nhiều lớp người khác nhau: nỗi thương cảm đối với những người phu làm đường; sự thương cảm đối với những người phụ nữ và trẻ em - những người cần được cần được quan tâm, chăm sóc và nâng đỡ; sự cảm thương đối với những người bạn tù hay với cả những vật vô tri như bông hồng.
“Ngôn từ của Bác không phải là ngôn từ cổ điển. Thể loại thơ của Bác cũng 4 câu nhưng nó là tứ tuyệt tự sự - ghi nhật kí, kể chuyện. Đó là điều rất khác thơ Đường. Thơ Đường hay so sánh, đối thanh, đối ý nhưng thơ của Bác không chủ về đối. Những việc làm của Bác rất nhỏ nhưng có nhiều việc nhỏ của Bác cũng có ý nghĩa lớn. Điều đó khẳng định Bác của chúng ta rất trân trọng, yêu quý văn hóa Trung Quốc và ra sức học tập nó nhưng không bao giờ rập khuôn.

“Nhật kí trong tù” là sáng tạo ra thể thơ tứ tuyệt tự sự. Hiển nhiên thơ Đường có nhiều bài mang tính chất tự sự như: “Tam tại”, “Tam biệt” của Đỗ Phủ; “Trường hận ca”, “Tỳ bà hành” của Bạch Cư Dị… nhưng không phải là thơ tứ tuyệt.
Thơ Đường luật, nhất là tứ tuyệt, thì tuyệt đại bộ phận là thơ trữ tình, tả cảnh hoặc kết hợp cả hai. Ngược lại, thơ tứ tuyệt trong “Nhật kí trong tù” tuy có những bài trữ tình nhưng lại có tính chất “nhật kí” với nhiều chi tiết đời thường, ví dụ như bài: “Chia nước”, “ Viết hộ báo cáo cho các bạn tù”, “Lên xe lửa đi Lai Tân”, “Cuộc sống trong tù”…

“Nhật kí trong tù” vốn là một tập thơ chứa đựng nhiều bất ngờ, thú vị. Tính chất nôm na trong thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh lại biểu hiện một con người gần gũi, đời thường. Đằng sau cái đời thường, tâm hồn đồng cảm ấy là một nhân cách lớn, một ý chí và khát vọng tự do. Mặc dù, cách làm thơ trong tù của Người là để giải khuây, không giống với các thi sĩ làm thơ.

Hình ảnh sản phẩm

SÁCH: Nhật ký trong tù - Tác phẩm và lời bình ( Đinh Tị )
SÁCH: Nhật ký trong tù - Tác phẩm và lời bình ( Đinh Tị )

Giá MARV
Liên kết: Má hồng dạng nước Moisture Cushion Blush 03 Coral fmgt (màu Hồng Cam)