Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Sách Kinh Tế - Kinh Doanh > [Mã BMLTA50 giảm đến 50K đơn 99K] Sách - Những Công Ty Đáng Trân Trọng Nhất Nước Nhật (Tập 1)
Giới thiệu Sách - Những Công Ty Đáng Trân Trọng Nhất Nước Nhật (Tập 1)
Nhà xuất bản và cung cấp: NXB Phụ nữ Việt Nam Tác giả: Koji Sakamoto Dịch giả: Nhóm Nomudas Hình thức: Bìa mềm Khổ: 15x23 cm Số trang: 182 trang Năm xuất bản: 2021 ------------------------------- _ Những Công Ty Đáng Trân Trọng Nhất Nước Nhật (Tập 1) _
Koji Sakamoto là giáo sư Khoa nghiên cứu chính sách sáng tạo, trường đại học Hosei. Công việc của tôi là "Nghiên cứu trực tiếp về doanh nghiệp vừa và nhỏ, và hỗ trợ những doanh nghiệp đang nỗ lực vươn lên". Trong suốt 40 năm, ông đã đi tham quan và khảo sát cơ sở kinh doanh sản xuất của khoảng 6500 công ty vừa và nhỏ tại Nhật Bản. Trong số những công ty đó, ông nhận thấy có khoảng 10% không bị ảnh hưởng về thành tích kinh doanh, bất chấp tình hình kinh tế nói chung không thuận lợi. Hơn nữa trong đó, có cả những công ty rất đáng kinh ngạc, trong hơn 50 năm liên tục có tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu ở mức trên 10%. Đó là những công ty vượt lên tình hình kinh tế, tự tạo ra thị trường cho chính mình.
Sau quá trình nghiên cứu tìm hiểu tác giả rút ra những đặc điểm chung của của các công ty đó là: “Kinh doanh dựa trên sự tôn trọng con người”, “Kinh doanh dựa trên chủ nghĩa nhân bản”. Tóm lại là triết lý kinh doanh lấy sự tôn trọng, niềm vui, hạnh phúc của con người làm gốc.
Để bày tỏ sự kính trọng, niềm ngưỡng mộ của mình với những công ty này ông viết bộ sách: “Những công ty đáng trân trọng nhất nước Nhật” và lựa chọn viết về khoảng 20 công ty trong hơn 6000 công ty ông đã khảo sát.
“Những công ty đáng trân trọng nhất nước Nhật – Tập 1”, được chia làm 2 phần: Phần 1 sẽ viết về trách nhiệm, sứ mệnh của một nhà kinh doanh với "năm loại người" và phần 2 viết kĩ về 5 công ty có đường lối kinh doanh và lý do họ đáng được trân trọng:
Công ty Công nghiệp lý hóa Nhật Bản: Với 70% nhân viên là người khuyết tật, công ty đã xây dựng môi trường làm việc không bắt con người phù hợp với quy trình sản xuất mà thay đổi quy trình sản xuất phù hợp với con người giúp những người khuyết tật cảm thấy họ được khích lệ và là người có ích.
Công ty cổ phần Công nghiệp thực phẩm Ina: Với phương châm: “Kinh doanh vì niềm hạnh phúc của nhân viên”, “Kinh doanh không cạnh tranh”, công ty tạo được kỳ tích tăng lợi nhuận liên tiếp trong suốt 48 năm.
Công ty cổ phần Nakamura Brace: Với tinh thần hãy lắng nghe tiếng nói của những người yếu thế để sáng tạo ra những sản phẩm độc nhất trên thế giới. Vì vậy, công ty ở nơi hẻo lánh nhất nước Nhật, nhưng hàng năm lại thu hút hàng đông đảo người trẻ từ các thành phố lớn tìm đến làm việc.
Công ty cổ phần Ryugetsu: Coi "Sự cảm động" là nền tảng của giáo dục cũng như kinh doanh, công ty được khách hàng yêu chuộng và kết nối trái tim, kết nối con người trong khu vực.
Tiệm trái cây Sugiyama: “Mở cửa cả năm” để phục vụ khách hàng – Từ một tiện bán lẻ, đầu tư phát triển sản phẩm hướng tới trở thành một nhà sản xuất.
Theo dòng thời gian, sẽ có những điều thay đổi nhưng chắc chắn những khái niệm trong sách như “Xây dựng công ty tốt”, “Kinh doanh là hoạt động làm tròn trách nhiệm và sứ mệnh với 5 người”, “Hướng tới một công ty có tính kế tục chứ không phải công ty vì thành tích”,… sẽ không thay đổi.