Giới thiệu Sách - Những hạt bùn vạn dặm - Tập ký tản văn về miền Tây Nam Bộ - ChiBooks
Video giới thiệu sản phẩm Sách - Những hạt bùn vạn dặm - Tập ký tản văn về miền Tây Nam Bộ - ChiBooks. Nguồn: Shopee.
Những hạt bùn vạn dặm -Tập ký, tản văn về miền Tây Nam Bộ Thuộc TỦ SÁCH VĂN HÓA VIỆT Tác giả: Lê Quang Trạng Đơn vị cấp giấy phép: NXB Lao Động Đơn vị xuất bản và phát hành: Chibooks
ISBN: 978-604-393-222-5 Mã vạch Chibooks: 8938538124047 Giá bìa: 160.000 VNĐ Khổ sách: 14,5 x 20,5 Tổng số trang: 268
Tóm tắt sách:
Tập tản văn “Những hạt bùn vạn dặm” được viết nên từ tình cảm sâu đậm của tác giả với quê hương miền Tây Nam Bộ, một miền đất bao la sông nước, là nơi hội tụ của những dòng lưu dân khắp tứ xứ. Những con người chân chất, hào sảng ấy đã hình thành nên một cộng đồng đậm đà tình làng nghĩa xóm và một nền văn hóa đa dạng tựa như những cánh đồng miền Tây Nam Bộ trù phú được những dòng phù sa bao đời bồi đắp.
MỤC LỤC Lời mở đầu 1. Sợi nhớ mong manh 2. Tết trâu 3. Thương nhớ lục bình 4. Cất vó 5. Tháng Bảy nước nhảy khỏi bờ 6. Mùa cá ra sông 7. Cá không thờ sao gọi là cá linh? 8. Sữa sông 9. Con cá làm ra con mắm 10. Tấm lòng sông mẹ 11. Cuống rốn của rừng 12. Cây trồng trong ký ức 13. Chùa lá giữa sông 14. Nước mắt quê hương 15. Cơm nguội, cơm khô 16. Ngọt bùi của những tiếng rao 17. Quyển vở giấy rơm 18. Đất 19. Cây mắm quê hương 20. Ngôi trường không sách giáo khoa 21. Xóm Bà Cậu 22. Phù sa xứ núi 23. Những cánh đồng của riêng tôi 24. Bầy sẻ ở sân chùa 25. Khung trời của sách 26. Chuyện chú Tủng 27. Tháp phố 28. Khi đời tới 29. Mưa quê ngang qua phố nắng 30. Nồi lá xông 31. Những hạt bùn vạn dặm 32. Ghe hàng 33. Giỗ quải miền Tây 34. Nhà lá 35. Những mái nhà dư 36. Lạc trong ký ức của chính mình 37. Tết miền Tây 38. Lễ cúng việc lề 39. Mảnh nhớ rời về “Ôn hoàng dịch lệ” 40. Mùa ô môi nở 41. Những mùa vịt chạy đồng 42. Món kiểm thân thương 43. Bánh của người quê 44. Lúa trời - lúa ma
Những hạt bùn sẽ còn đi vạn dặm Chuyện kể rằng, có lần nhà văn Nguyễn Tuân lặn lội vào Nam, tìm đến tận mũi Cà Mau để xem nơi “đất biết sinh, rừng biết đi” như thế nào. Đứng trước bãi đất bồi cùng vô số cây đước đang từng bước lấn biển, nhô ra trước con sóng vỗ triền miên bất tận, Nguyễn Tuân đã xúc động gọi nơi đây là “ngón chân cái chưa khô bùn vạn dặm”… Những ai từ những miền đất khác, chưa có dịp tới Đất Mũi Cà Mau, khi nghe qua câu nói ví von trên, thường có thể mường tượng ra được hình ảnh “ngón chân cái”, nhưng còn “bùn vạn dặm” thì hình dung ra sao? Dường như chỉ có người sống ở đất phương Nam thì mới hiểu được thế nào là bùn vạn dặm! Và Lê Quang Trạng – một người con của miền Tây đã thấy được “bùn” và làm nên một thứ “bùn” khác, vừa lạ vừa quen qua tập tản văn “Những hạt bùn vạn dặm” của anh.
Những hạt bùn vạn dặm mà Lê Quang Trạng chắt chiu được, về nghĩa đen, có thể hiểu đó là thứ bùn đâu đó rất xa, ở tận dãy Hy Mã Lạp Sơn, theo dòng Mê Kông hùng vĩ chảy qua nhiều nước rồi mới đến được Cà Mau nước ta. Nhưng theo một nghĩa khác, cũng có thể thấy “bùn” ở đây chính là vùng đất mới phương Nam hai mùa mưa nắng khi lưu dân đặt chân đến nơi này. Bùn vừa là bùn, nhưng cũng vừa chỉ lưu dân tha phương đến nơi đây, bồi tụ cho đất này trở nên xinh tươi, trù phú hơn…
Có lẽ thuở ông cha ta khi khai hoang đất mới, họ dường như bối rối trước đất lạ và khắc nghiệt; mùa mưa thì mưa dầm đề cho đến mức đất muốn thối rữa, mùa nắng thì nắng khô hạn đến độ đất nứt nẻ chân trâu kéo dài ròng rã suốt mấy tháng trời… Nhưng rồi dần dần, lưu dân cũng đã biết thích nghi và trở thành dân bản xứ. Từ thông điệp “bùn” của các tản văn trong tập sách này, Lê Quang Trạng đã khái quát nên được sự bù trừ của thiên nhiên nơi miền đất Tây Nam. Đó là mùa nước dâng cao ngập trắng đồng suốt nhiều tháng liền, nhưng mùa nước cũng mang đến cho con người nơi đây cuộc sống sung túc, hào sảng và thơ mộng với bao la tôm cá, sản vật. Đó còn là dòng Cửu Long với câu hỏi tự vấn của tác giả dẫn ra cho chúng ta nhiều suy ngẫm, không biết sông khởi hành từ khi nào, vượt qua bao nhiêu ghềnh thác để chở những hạt bùn vạn dặm bồi đắp nên một miền đất phù sa bao la và trù phú?
Sinh ra và lớn lên ở huyện cù lao Chợ Mới (tỉnh An Giang), một dãy cù lao dài và rộng nằm giữa sông Tiền và sông Hậu với biết bao ưu đãi của thiên nhiên và bề dày lịch sử văn hóa, nên Lê Quang Trạng được tắm mình trong cái không gian đặc sệt văn hóa miệt vườn, sông nước… Những trang viết của anh được ươm lên từ chính mảnh đất “bùn” mỡ màu phù sa, mà xanh tươi như cây trái xứ vườn Nam bộ. Trạng là một cây bút chịu khó lắng nghe, chịu khó quan sát và chắt lọc; vì thế mà qua những tản văn của anh, ta thấy được tác giả đã cảm nhận và hiểu rõ những buồn vui, vất vả và thăng trầm của quê mình. Để rồi cũng chính từ đây, anh thấu hiểu rõ hơn tính cách của đất, của người xứ cù lao thơm thảo: thơ mộng, phóng khoáng, bao dung và hào sảng…