Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Tiểu Sử - Hồi Ký > Sách - Những người Nga đầu tiên đến việt nam phóng sự và bút ký thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX – A.A. Socolov chủ biên
Giới thiệu Sách - Những người Nga đầu tiên đến việt nam phóng sự và bút ký thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX – A.A. Socolov chủ biên
Đề tài ghi chép phương Tây về Việt Nam ta ngày càng được công bố nhiều thêm. Ta có lẽ bắt đầu dư thừa các tư liệu Anh, Pháp, Bồ về người mình và quả thật tư liệu của người Nga xa xôi viết về Việt Nam trong quá khứ đối với ta thật mới lạ. Đây là cuốn sách đầy ắp tư liệu mà tôi đọc sáng nay thấy rất cảm tình. Người biên soạn là Anatoli Socolov – nhà Việt Nam học người Nga. Như lời giới thiệu của Vũ Thế Khôi, thì người Việt sử dụng và học tiếng Nga thì đều phải một lần giở cuốn Từ điển Việt – Nga của Socolov biên soạn. Ai là người dịch nó: đó là các dịch giả quen thuộc tiếng Nga: Vũ Thế Khôi, Thúy Toàn, Vũ Đình phòng...với sự hiệu đính của Đoàn Tử Huyến, Vũ Thế Khôi. Ông để lại một công trình NHỮNG NGƯỜI NGA ĐẦU TIÊN ĐẾN VIỆT NAM (phóng sự và bút ký thể ký XIX – đầu thế kỷ XX). Khi đọc ta biết rằng người Nga lần đầu biết tới Việt Nam vào năm 1783 qua một cuốn sách của giáo sĩ Pháp được xuất bản tại Nga. Tương đồng thời điểm đó Lê Quý Đôn đi xứ sang Trung Hoa có đọc thấy tên nước Mạc Tư Ca Mạt Á qua sách giáo sĩ người Bỉ in ở Trung Quốc. *** NHỮNG NGƯỜI NGA ĐẦU TIÊN ĐẾN VIỆT NAM phóng sự và bút ký thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX A.A. Socolov chủ biên Vũ Thế Khôi, Thúy Toàn, Vũ Đình Phòng...dịch Hiệu đính: Vũ Thế Khôi, Đoàn Tử Huyến Nhà phát hành: Mai Hà Books Nhà xuất bản: NXB Khoa Học Xã Hội Năm phát hành: 2022 Bìa cứng Khổ sách: 16x24 Số trang: 462 trang. Hình thức: bìa cứng Cân nặng: 300gr *** Bản ghi chép đầu tiên là Staniucovitr vào năm 1863 theo đội quân viễn chinh Pháp và tận mắt chứng kiến cuộc khởi nghĩa của Trương Định với tình cảm sâu sắc, lòng cảm phục mà anh ghi lại: “Họ đặc biết chiến đấu dũng cảm sau những chiến lũy được xây dựng rất tốt và mau chóng.” Mới trước đó, do được chứng kiến cuộc chiến nha phiến Trung – Pháp (1856-1860) nên Staniucovitr có căn cứ so sánh: “Người An Nam khá gan dạ chứ không như những người Trung Quốc láng giềng của họ.”