Sách - NHỮNG THẾ GIỚI TRONG TÂM TRÍ - Jerome Bruner – Hoàng Hưng dịch – Tủ sách Tâm lý học Giáo dục Cánh Buồm -Bình Book
Sách - NHỮNG THẾ GIỚI TRONG TÂM TRÍ - Jerome Bruner – Hoàng Hưng dịch – Tủ sách Tâm lý học Giáo dục Cánh Buồm -Bình Book
Mô tả ngắn
Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Sách Tâm Lý Học > Sách - NHỮNG THẾ GIỚI TRONG TÂM TRÍ - Jerome Bruner – Hoàng Hưng dịch – Tủ sách Tâm lý học Giáo dục Cánh Buồm -Bình Book
Giới thiệu Sách - NHỮNG THẾ GIỚI TRONG TÂM TRÍ - Jerome Bruner – Hoàng Hưng dịch – Tủ sách Tâm lý học Giáo dục Cánh Buồm -Bình Book
Jerome S. Bruner (1915-2016) là một trong những nhà tâm lí học nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất thế kỉ XX. Ông là một trong những gương mặt then chốt trong cái được gọi là “cuộc cách mạng nhận thức”... Sự quan tâm đến Tâm lý học nhận thức này dẫn đến hứng thú đặc biệt với sự phát triển nhận thức của trẻ em (và những phương thức thể hiện của nó) và những hình thức giáo dục thích đáng có thể có. *** Nhà xuất bản Tri thức & Tủ sách Tâm lý học giáo dục Cánh Buồm NHỮNG THẾ GIỚI TRONG TÂM TRÍ Tác giả: Jerome S.Bruner Dịch giả: Hoàng Hưng Khổ sách: 13x20,5 cm Số trang: 336 trang Năm phát hành: 2022 Nhà phát hành: NXB Tri thức Nhà xb : NXB Tri thức *** Cuốn sách NHỮNG THẾ GIỚI TRONG TÂM TRÍ (Actual Minds, Possible Worlds: dịch sát nghĩa là Các tâm trí có thực, những thế giới có thể có) ra mắt lần đầu năm 1986 của Bruner là một công trình bao quát nhiều lĩnh vực: tâm lí học, triết học, ngữ học, xã hội học, văn hóa học, nhân học. Ba phần chính của cuốn sách: Phần 1 đối lập hai phương thức tư duy (tư duy hệ hình hay logic, khoa học và tư duy tự sự). Phần 2, phần thiết yếu, bàn về thế giới quan kiến tạo luận: không có một thế giới có nghĩa được cho sẵn “ở ngoài kia”, mà thực sự nó được xây dựng (kiến tạo) bởi tâm trí con người. Phần 3, những liên can của tư tưởng trên với giáo dục và văn hóa nói chung. Tinh thần chủ đạo của cuốn sách là nhấn mạnh vai trò của tâm trí, đặc biệt là tâm trí quan nghiệm đối với thế giới thực tại. Thế giới tồn tại trong các “nghĩa” của nó đối với con người, “nghĩa” của nó không nhất thành bất biến mà được sinh ra qua cách diễn giải khác nhau của mỗi người tuỳ thuộc hoàn cảnh văn hóa của họ. ***