Công ty phát hành: Thái Hà Tác giả: Christina Trujillo Sieren Số trang: 212 trang Khổ giấy: 14 x 20,5cm Nhà xuất bản: Lao động Năm xuất bản: 2023
Chương 4: tìm hiểu về các mối quan hệ khác nhau, bao gồm các mối quan hệ bạn bè và các mối quan hệ tình cảm lãng mạn, đồng thời cung cấp các khuyến nghị về những việc nên làm nếu cha mẹ tin rằng con có một người bạn không tốt hoặc nếu cha mẹ không thích người mà con đang hẹn hò. Chương 5: bàn về vấn nạn bắt nạt trên mạng hay bắt nạt trực tuyến và các dấu hiệu cảnh báo để cha mẹ đề phòng. Chương này cũng trình bày các tiêu chuẩn sắc đẹp, hành vi tự cắt và các rối loạn ăn uống. Chương 6: tập trung vào sức khỏe tình dục, quan hệ tình dục và các biện pháp phòng tránh thai, đồng thời chia sẻ các nghiên cứu về tầm quan trọng của việc trò chuyện với trẻ vị thành niên về chủ đề tình dục, cũng như thực tế giáo dục giới tính ở trường học thường không toàn diện và đa dạng. Chương 7: bàn về chủ đề thể hiện giới, các lý do tại sao trẻ vị thành niên lại “thử nghiệm” các kiểu diện mạo khác nhau, cũng như vai trò của phong cách thẩm mỹ và sự sáng tạo trong việc thách thức hiện trạng. Chương 8: bàn về bia rượu, thuốc lá điện tử và việc sử dụng chất gây nghiện, trong đó, tập trung làm rõ những tác động của bia rượu đối với sự phát triển của não bộ và lý do tại sao việc uống rượu bia lại hấp dẫn trẻ vị thành niên. Cuốn sách này dành cho cho những nhà giáo dục, các thầy cô giáo, nhà tâm lý học gia đình và người quan tâm và nghiên cứu về giáo dục trong gia đình. Dành cho các bậc cha mẹ quan tâm tới hành vi, tâm lý và sự phát triển lành mạnh của con cái. Trích đoạn hay Đa số các kết quả nghiên cứu đều cho thấy trên thực tế các quy định về trang phục có bất công đối với trẻ em gái. Điều này có liên quan đến quan điểm phân biệt giới tính. Phần lớn các quy định về trang phục chủ yếu xoay quanh trang phục của học sinh nữ, chứ không phải là trang phục của các học sinh nam. Các quy định trang phục cũng thường kiểm soát những thứ mà con gái có thể và không thể mặc, càng làm trầm trọng sự bất công. Tình trạng tình dục hóa trẻ em gái là một mảnh ghép quan trọng khác của vấn đề này, trong đó con gái bị phán xét một cách chủ quan dựa trên mức độ phù hợp của trang phục đồng thời bị làm bẽ mặt khi vi phạm quy định. Những học sinh nữ không tuân thủ các quy định thường buộc phải đổi sang đồng phục thể dục, khiến trẻ hổ thẹn và ngại ngùng khi phải tiếp tục học tập ở trường trong bộ trang phục mà bản thân các em không hề muốn mặc. Làm thế là rất bất công với trẻ. Nhà trường sẽ lập luận rằng trang phục của nữ sinh là một yếu tố gây xao nhãng học hành. Tại sao lập luận này lại có vấn đề? Đầu tiên, nó hàm ý rằng con trai không thể kiểm soát bản thân bởi vì chú ý đến cơ thể của học sinh nữ thay vì tài liệu học tập. Thứ hai, lập luận đó ngụ ý rằng bởi vì con trai không thể kiểm soát bản thân nên con gái cần phải có trách nhiệm đảm bảo cơ thể mình không phải là một yếu tố gây xao nhãng, bằng cách mặc trang phục phù hợp. Theo quan điểm này, con gái trở thành người chịu trách nhiệm cho hành vi của con trai, điều này hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của con gái. Thay vì thực hiện chiến lược tập trung trò chuyện với con trai về các ranh giới lành mạnh, nhà trường lại chọn cách đối phó với các học sinh nữ vì “sự xao nhãng” mà các em gây ra, qua đó tiếp tục kéo dài vòng luẩn quẩn của sự hổ thẹn. Công ty Cổ phần Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu