Giới thiệu Sách NXB Phụ Nữ - Hồi Ký Của Hector Berlioz – Lê Ngọc Anh, Nguyễn Tuấn Anh dịch – bìa cứng
Hector Berlioz là nhà soạn nhạc lớn mà ở ta còn ít biết. Những con người yêu âm nhạc cổ điển, muốn lan tỏa tinh thần soạn giả tới bạn đọc như Lê Ngọc Anh, Nguyễn Tuấn Anh thật quý thay. Hôm nay bọn họ đăng giới thiệu tác phẩm – sẽ in rất ít cho những người yêu quý những giá trị học thuật. Ta bắt đầu đặt từ bây giờ để họ lường được số lượng người quan tâm. Tháng 12 có sách. “Hồi ký của Berlioz” là một tổng tập phê bình âm nhạc, mà trong đó Berlioz, nếu không là người canh đền cho cái đẹp, thì hẳn phải là hậu duệ của một người anh hùng nào đó trong thi ca Hy Lạp, lao đầu vào cái đẹp xé lòng dù khiên chắn của nó chẳng bảo vệ nổi ông trước đau thương. Tác phẩm được Huyền Trang giới thiệu trên Tạp chí Tia sáng – tờ báo học thuật uy tín, mời bạn đọc: https://bit.ly/hoikyberlioz_tiasang Tôi trích đôi phần: Đọc hồi ký của nhà soạn nhạc, ta không khỏi trộm nghĩ rằng, nếu ông chẳng sáng tác âm nhạc thì hẳn ông sẽ là một văn sĩ bậc thầy. Ta đôi khi ngỡ mình đang đọc một tiểu thuyết hơn là một tự truyện. Berlioz như sở hữu một thứ giả kim thuật, biến mọi ngôn ngữ qua tay ông đều hóa thành vàng ròng, hoặc giả ông là một “kiến trúc sư” tái dựng lại đời mình trong tòa nhà ngôn từ lộng lẫy như một cung điện Roccoco hoa mỹ, phù phiếm và ngông cuồng. Thậm chí, có những đoạn trong cuốn sách vang dội như một màn pháo hoa của xúc cảm trào dâng, khi u uất thì u uất đến sôi sục, khi tươi vui thì tươi vui như muốn bay lên, mà nhất là khi ông nổi hứng yêu hay ghét một điều gì đó. Bởi con người này yêu ai thì yêu đậm sâu, ngược lại, đã ghét cái gì thì thậm ghét, không có lập lờ ở giữa. *** HỒI KÝ CỦA HECTOR BERLIOZ Lê Ngọc Anh, Nguyễn Tuấn Anh dịch Cao Văn Bình hiệu đính Hector Berlioz Nhà phát hành: NXB Phụ Nữ Nhà xuất bản: NXB Phụ Nữ Năm phát hành: 2022 Bìa cứng áo ôm Thể loại: hồi ký, âm nhạc cổ điển Kích thước: 14 cm x 20,5 cm Số trang: 684 trang Khối lượng: 1000 gr Hình thức bìa: bìa cứng có áo *** Đã vậy, ông đương nhiên không tha thứ cho bất kỳ hành vi phạm thượng nào với vinh quang của môn nghệ thuật diệu kỳ. Những nhạc trưởng dám tự ý sửa đổi nhạc phổ của Beethoven, Mozart, Weber… trong mắt ông chẳng khác nào những kẻ phạm tội tàn sát, những kẻ đê tiện mưu toan hủy diệt nghệ thuật, công lý bất dung. Một đoạn vừa cáu gắt vừa khiến ta bật cười là khi bản cantate Sardanapale của Berlioz được biểu diễn ở Viện Hàn lâm, dàn nhạc chơi trôi chảy cho đến đoạn cao trào, khi đáng lẽ theo tổng phổ, các nhạc cụ sẽ mồi âm cho nhau để đi đến đoạn bùng nổ biểu thị cho đám cháy lớn sau cùng, nhưng rốt cuộc trường đoạn sụp đổ ấy lại biến thành một “ngọn lửa tắt ngóm”. Berlioz không giấu nổi sự phẫn nộ gầm rống của mình: “Ba vạn chín nghìn lần đáng nguyền rủa các nhạc công không biết đếm dấu lặng!!!” Phải, ông dùng tận ba dấu chấm than! * *** #hector_berlioz #nxb_phụ_nữ #lê_ngọc_anh #hồi_ký #âm_nhạc_cổ_điển