Giới thiệu Sách - Ông Tướng Tình Báo Bí Ẩn Và Những Điệp Vụ Siêu Hạng - FIRST NEWS
Tên Nhà Cung Cấp FIRST NEWS Tác giả Nhiều tác giả NXB Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh Năm XB 2023 Trọng lượng (gr)250 Kích Thước Bao Bì 20.5 x 14.5 x 1 cm Số trang 232 Hình thức Bìa Mềm Ông Tướng Tình Báo Bí Ẩn Và Những Điệp Vụ Siêu Hạng - Sự hy sinh thầm lặng, những chiến công hiển hách cùng di sản quân sự - chính trị quý giá của vị tướng lừng lẫy Đặng Trần Đức (ông Ba Quốc) - Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn trận chiến lớn nhỏ trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Nhỏ bé mà anh hùng, thế hệ ông cha ta đã lập nhiều chiến công hiển hách, vượt mọi khó khăn, gian khổ để giành lại nền độc lập, tự do cho dân tộc. Và một trong những chiến công quan trọng nhưng ít người biết đến nhất có lẽ là chiến công của lực lượng tình báo Việt Nam. Vì tính chất nghề nghiệp, lực lượng tình báo gần như phải luôn giữ kín thân phận và nhiệm vụ của mình. Sách báo viết về đơn vị này cũng như về những tướng lĩnh tình báo vô cùng ít ỏi. Cho đến năm 2004, báo Thanh Niên đăng loạt ký sự 36 kỳ với tựa đề “Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng” kể về một vị tướng tình báo “hiền như bụt” nằm vùng trong cơ quan mật vụ tối cao của địch, người đã có đóng góp to lớn giúp cuộc kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi và thống nhất đất nước. Ông chính là Thiếu tướng Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam Đặng Trần Đức, đồng đội gọi ông là Ba Quốc. Ông cũng là người thầy lỗi lạc đã dìu dắt Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh – nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam trưởng thành từ những ngày đầu bước chân vào lĩnh vực tình báo. Trong hơn 20 năm hoạt động “trong lòng” địch, ông Ba Quốc là điệp viên duy nhất thâm nhập được vào cơ quan tình báo cao cấp nhất của chính quyền Sài Gòn, với tư cách là sĩ quan tình báo làm việc tại Cơ quan mật vụ Phủ Tổng thống và Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo. Ông cũng là vị tướng tình báo bí ẩn nhất, không chỉ với công chúng mà còn với cả lực lượng vũ trang và lãnh đạo đất nước. Rất ít người biết về những chiến công lẫy lừng của ông, trừ những cán bộ có trách nhiệm trong ngành tình báo cùng một số ít vị lãnh đạo cấp cao trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp quốc phòng và an ninh quốc gia. Với mong muốn tôn vinh người anh hùng thầm lặng và để nhiều người hiểu thêm về những chiến công hiển hách cũng như những hy sinh thầm lặng của lực lượng tình báo Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã đề nghị hai nhà báo Hoàng Hải Vân và Tấn Tú tập hợp và biên soạn các bài báo, kèm theo một số thông tin mới cùng những suy ngẫm của họ qua 20 năm nhìn lại. Cuốn sách “Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng” tập hợp loạt ký sự dài 36 kỳ được đăng trên báo Thanh Niên vào năm 2004, đồng thời bổ sung một phần về hoạt động của ông Ba Quốc sau năm 1975 – với những chiến công mà các tác giả phải thừa nhận là “lừng lẫy” hơn những gì họ có thể tưởng tượng. Thông qua 36 câu chuyện thấm đẫm tình nhân nghĩa, cuốn sách chứa đựng nhiều bài học quý báu không chỉ về nghiệp vụ tình báo mà còn về cách đối nhân xử thế, những quan điểm và thái độ sống mà thế hệ trẻ ngày nay cần học hỏi. Bên cạnh đó, tám bài viết kể về những hoạt động sau năm 1975 của ông tướng tình báo Ba Quốc còn là những di sản vô giá trong kho tàng khoa học quân sự - chính trị Việt Nam mà ông và các bậc tiền nhân truyền lại cho thế hệ sau. Không chỉ vậy, cuốn sách còn chứa đựng nhiều bài học về nghệ thuật lãnh đạo, đặc biệt là về tầm quan trọng của lòng dân. Với văn phong báo chí đầy kịch tích và cách dẫn chuyện tài tình khéo léo, “Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng” lôi cuốn bạn đọc ngay từ những trang sách đầu tiên, thông qua từng câu chuyện tình báo hấp dẫn diễn ra trong những năm tháng chiến tranh diễn ra ác liệt. Đó là sự kiện ông Ba Quốc giải cứu Bí thư Nguyễn Văn Linh (sau này là Tổng bí thư Đảng) và 9 đặc khu ủy viên Sài Gòn - Gia Định thoát khỏi sự truy bắt của mật vụ, cứu ông hoàng Norodom Sihanouk thoát chết trong một vụ ám sát, xóa sạch tất cả các ổ gián điệp mà đối phương cài ở miền Bắc, cung cấp về tổng hành dinh những báo cáo quân sự quan trọng của Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, đồng thời phát hiện nhiều kẻ phản bội trong hàng ngũ của ta… Những điệp vụ “siêu hạng” đó đã phục vụ đắc lực cho kháng chiến, góp phần giảm thiểu xương máu trong chiến tranh của lực lượng tình báo nước ta. Qua giọng văn trần thuật mộc mạc của các tác giả, những câu chuyện lịch sử trong tác phẩm hiện lên như những bức tranh có nhiều mảng màu sáng tối đan xen nhau, bởi chiến thắng nào cũng có những mất mát và hy sinh. Nhưng có lẽ trên hết, cảm xúc đọng lại trong lòng độc giả sau khi khép lại cuốn sách này chính là niềm tự hào về những gì cha ông chúng ta đã làm được, tự hào về một Việt Nam nhỏ bé mà anh hùng. Và rồi từ chính lòng tự hào đó, chúng ta sẽ càng thêm tin tưởng vào tương lai tươi đẹp của đất nước và dân tộc.