Giới thiệu Sách - Pháp Hoa Huyền Nghĩa (Phật Học Thiên Thai Tông)
trích đoạn: PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA (SADDHARMA PUNDARIKA SUTRA) ...Một lúc nọ Phật ở tại núi Kỳ-xà-quật tức núi Linh-Thứu . Tụ-họp xung quanh Phật có 12.000 Đại Tỳ-khưu và Đại A-la-hán, 2.000 bậc hữu-học và vô-học,6.000 Tỳ-khưu-ni, 80.000 Bồ-tát, 20.000 chư Thiên, 8 Long-vương và quyến-thuộc, Vua A-Xà-Thế và tuỳ tùng. Sau khi “tứ chúng” cúng dường và xưng tán Phật xong, Phật nói Kinh “Vô-Lượng-Nghĩa” rồi nhập vào chánh-định “Vô lượng-nghĩa xứ”, thân tâm không lay động. Kế đó, từ chòm lông trắng ở giữa đôi mày, Phật phóng một luồng hào-quang chiếu khắp một muôn tám ngàn thế-giới ở phương Đông, dưới thấu địa-ngục A-tỳ, trên suốt Cõi trời Sắc cứu-cánh. Toàn pháp-hội đều trông thấy ở các thế-giới đó: -6 loại chúng-sanh (thiên, nhân, a-tu-la, địa-ngục, ngạ-quỷ, súc-sanh) -Các đức Phật đang nói Pháp và tứ-chúng -Các vị Bồ-tát đang hành hạnh Bồ-tát -Lúc Phật nhập Niết-bàn -Lúc Phật nhập Niết-bàn xong, việc xây tháp phụng thờ xá-lợi. Bồ-tát Di-Lặc và tứ-chúng đều lấy làm lạ điềm lành này. Thay mặt cho tất cả, Di-Lặc xin Bồ-tát Văn-Thù là bậc xuất chúng, giải thích cho hiểu. Văn-Thù đáp: Theo chỗ tôi biết thì Thế-Tôn sắp diễn một ”pháp lớn”. Rồi Văn-Thù thuật lại một chuyện xưa như sau: Ở vô số kiếp xa xưa, có 2 muôn đức Phật nối nhau, đồng một hiệu là NHẬT-NGUYỆT ĐĂNG-MINH, và đồng một họ là PHẢ-LA-ĐỌA, mỗi Ngài đều đầy đủ “Mười hiệu” và pháp của các Ngài nói ra từ đoạn đầu, đến đoạn giữa và đoạn chót đều lành như nhau Đức Phật NHẬT-NGUYỆT ĐĂNG-MINH chót, lúc chưa xuất gia, có 8 vương-tử tên là HỮU-Ý, THIỆN-Ý, VÔ-LƯỢNG-Ý, BẢO-Ý, TĂNG-Ý, TRỪ-NGHI-Ý, HƯỞNG-Ý và PHÁP-Ý. Nghe vua cha xuất gia và thành đạo, 8 con đều xuất gia theo, phát tâm Đại-thừa tu hạnh thanh-tịnh. Lúc đó. đức Phật NHẬT-NGUYỆT ĐĂNG-MINH cũng như đức Thích-Ca bây giờ, nói Kinh VÔ-LƯỢNG-NGHĨA và nhập chánh-định VÔ-LƯỢNG-NGHĨA-XỨ. Xong, Ngài cũng phóng quang chiếu một muôn tám ngàn thế-giới phương Đông, rồi từ chánh-định dậy, Ngài nói Kinh DIỆU-PHÁP LIÊN-HOA cho Bồ-tát Diệu-Quang nghe, trải qua 60 tiểu kiếp không rời chỗ ngồi. Người trong pháp-hội cũng ngồi một chỗ mà nghe cho đến 60 tiểu kiếp, thân tâm đều không lay động, nhưng xem thời-gian ấy mau như bữa ăn, không ai thất thân tâm lười mỏi. Sau 60 tiểu kiếp, đức Phật Nhật-Nguyệt Đăng-Minh tuyên bố: “ Hôm nay, vào lúc nửa đêm, Như-Lai sẽ nhập Niết-bàn”. Và đúng như thế, Ngài đã nhập Niết-bàn sau khi thọ ký cho Bồ-tát Đức-Tạng, về sau sẽ thành Phật TỊNH-THÂN NHƯ-LAI. Bồ-tát Diệu-Quang trì Kinh DIỆU-PHÁP trải 80 tiểu kiếp và vì người diễn nói, và dạy bảo cho 8 vương-tử ở vững trong đường “Vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác”. Tất cả 8 vị đều lần lượt thành Phật và vị chót hiệu là NHIÊN-ĐĂNG. Trong 800 đệ-tử của Bồ-tát Diệu-Quang, có một người tên là Cầu-Danh. Sở dĩ người này có cái tên ấy, vì còn tham ưa danh ưa lợi, tuy đọc tụng kinh-điển rất nhiều nhưng chẳng thuộc rành. Dầu vậy, đó cũng là một ”căn lành”. Sau khi nhắc lại câu chuyện trên, Bồ-tát Văn-Thù kết luận: Hôm nay đức Thích-Ca ra điềm lạ là cũng để nói Kinh Đại-thừa DIỆU-PHÁP LIÊN-HOA. Huyền nghĩa: Trước khi nói Kinh Diệu-Pháp, tức là truyền trao giáo pháp tột cùng, cái Chân-lý tuyệt đối, đức Phật nói Kinh Vô-lượng-Nghĩa, nhập chánh-định Vô-lượng-nghĩa-xứ, rồi lại phóng quang hiện cảnh, ba điều mà xưa nay Phật chưa từng làm trước khi nói các kinh khác. Tuyệt đối là Vô-cùng, Vô-cực, Vô-lượng. Phải hiểu thế nào là Vô-lượng mới hiểu được thâm lý của Diệu-pháp. Đó là huyền nghĩa của việc Phật nói Kinh Vô-Lượng-Nghĩa. Hiểu được thế nào là Vô-lượng, nhưng chỉ hiểu sơ qua và không sống mãi trong cái nghĩa Vô-lượng, cũng không được. Vì vậy, nói kinh rồi, Phật nhập vào “vô-lượng-nghĩa” và định ở đó.
🍀 THÔNG TIN CHI TIẾT - Tác giả: Trí Khải Đại Sư - Nhà xuất bản: NXB Phương Đông - Nhà phát hành: Hương Trang - Năm xuất bản: 2012 - Số trang: 950 - Loại bìa: Bìa cứng - Kích Thước hộp: 16 x 24 cm