Giới thiệu Sách - Phát Triển Kỹ Năng Và Nghệ Thuật Lãnh Đạo
Phát Triển Kỹ Năng Và Nghệ Thuật Lãnh Đạo Tác giả: TS PHẠM ĐI Nhà phát hành : NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật Nhà xuất bản: Chính Trị Quốc Gia Sự Thật Ngày xuất bản: Tháng 10 năm 2022 Số trang: 513 trang Khổ sách: 16x24 cm
Khi nói đến khái niệm “lãnh đạo” chúng ta cần phải trả lời các câu hỏi: Vì sao lãnh đạo là một khoa học, quá trình hình thành của nó ra sao? Nó nghiên cứu cái gì? Quan hệ với các khoa học khác như thế nào? Trong toàn bộ quá trình của hoạt động lãnh đạo, đâu là chủ thể, là khách thể, là đối tượng; theo đó chủ thể lãnh đạo, tức người lãnh đạo, cần phải “sở hữu” những năng lực như thế nào để “đóng đúng vai” và thực hiện các nhiệm vụ từ vai trò, vị thế của mình? Đó là các vấn đề cần phải được làm rõ, mặc dù không hề dễ dàng trả lời theo một cách ngắn ngọn nhất. Trinh bị dribingrerit of goái là gần ấn. Với bất kỳ một khoa học nào mà nói, quá trình ra đời và phát triển của nó cũng đều phản ánh thực tại khách quan, đáp ứng những yêu cầu thiết thân từ thực tiễn. Cái gọi là “thực tại khách quan” đã đề cập hàm chứa những tầng nghĩa cụ thể: một là, từ phương diện thực tiễn nào đó con người cần có hệ thống lý luận để nhận thức, lý giải và đưa ra những biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn mà nó phản ánh, đó là nhu cầu khách quan; hai là, trong quá trình hoạt động thực tiễn, con người đã tích lũy được những tri thức, kinh nghiệm phong phú và dần hình thành nên các hình thái tư tưởng, đây chính là cơ sở thực tiễn hình thành nên một khoa học; ba là, thực tại khách quan đã cung cấp những điều kiện cơ bản để hình thành một ngành khoa học (điều kiện lịch sử, văn hóa, tư tưởng; điều kiện kinh tế - xã hội; điều kiện chính trị - xã hội...). Từ những yêu cầu khách quan của cuộc sống, sự tích lũy những kinh nghiệm từ hoạt động xã hội, những điều kiện cơ bản về văn hóa, lịch sử, tư tưởng, điều kiện chính trị mà đặc biệt là sự giao thoa, kết hợp, “gặp nhau giữa những hoàn cảnh đó là điều kiện tất yếu để hình thành nên một ngành khoa học. Sự hình thành khoa học lãnh đạo không phải là ngoại lệ. Lịch sử cho thấy, trong thực tiễn từ hoạt động lãnh đạo của con người đã hình thành nên những tư tưởng lãnh đạo, thế nhưng không phải hễ cứ có tư tưởng lãnh đạo là hình thành học lãnh đạo. Khoa học lãnh đạo mới thực sự hình thành một khoa học độc lập trong xã hội hiện đại. So với các xã hội trước đó, xã hội hiện đại đã đổi to lớn và gắn với đó là quá trình sản xuất trên có những đặc điểm sau: Thứ nhất, tính chất, quy mô của các hoạt động trong xã hội hiện đại ngày càng phức tạp. Với một nền sản xuất lớn, hiện đại hóa đã xuất hiện những công trình, xí nghiệp có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, bản thân nó là một hệ thống phức hợp. Thế nhưng nếu đặt trong hệ thống kinh tế chỉnh thể thì nó chỉ là một tiểu hệ thống trong đó; đến lượt mình, hệ thống kinh tế lại là một tiểu hệ thống của hệ thống xã hội. Vấn đề cần lưu ý, mối liên hệ giữa các tiểu hệ thống với nhau, tiểu hệ thống với hệ thống lớn là quan hệ phức hợp, tương hỗ, và hữu cơ; với một lượng thông tin đồ sộ, đa nhân tố, đa biến số, đa mục tiêu, đa chức năng. Đặc biệt, quá trình toàn cầu hóa kinh tế và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư khiến con người phải đương đầu với vấn đề mang quốc tế; với gia tốc liên tục biến thiên và gia tăng nguồn vốn luôn biến động và cộng với đó là sự cạnh tranh quyết liệt, rủi ro cao... khiến cho các hoạt động xã hội mà đặc biệt là lĩnh vực lãnh đạo, quản lý xã hội ngày càng phức tạp, khó khăn. Thứ hai, hoạt động xã hội ngày càng đa dạng, đa biến. Tính đa biến trong xã hội hiện đại không chỉ biểu hiện bởi sự phát t thần tốc của khoa học kỹ thuật mà còn biểu hiện ở sự rút ngắn thời gian của quá trình sản xuất các sản phẩm xã hội, thời gian đổi mới các thiết bị cơ khí cũng rút ngắn đáng kể. Điều này đòi hỏi phải thay đổi phương thức quản trị, phương thức quản lý xã hội, đáp ứng sự thay đổi và tính rủi ro của vấn đề. kinh nghiệm lv reall đều Thứ ba, tính chỉnh hợp trong hoạt động xã hội ngày càng mạnh mẽ. Toàn bộ các hoạt động trong xã hội (nhất là xã hội hiện đại) không chỉ phản ánh tính chỉnh thể của môi trường tự nhiên mà còn thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa con người và tự nhiên, biểu hiện tính cân bằng giữa môi trường tự nhiên với kinh tế, văn hóa, xã hội, con người mà biểu hiện cụ thể nhất là chủ trương phát triển bền vững. Tất cả những đặc điểm trên, trong nội tại của nó, đã cho thấy cần thiết phải “khoa học hóa” hoạt động lãnh đạo, quản lý. Nói cách khác, cần phải hình thành một khoa học về hoạt động lãnh đạo nhằm đúc kết những kinh nghiệm của hoạt động thực tiễn, đưa lý luận vào soi đường cho các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu suất công việc, khắc phục những sai lầm, chủ quan, duy ý chí về hoạt động lãnh đạo. Khắc phục tình trạng chủ thể lãnh đạo không (hoặc chưa) nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của khoa học lãnh đạo; chưa gắn hoạt động lãnh đạo với yếu tố phát triển; chưa nhìn thấy được bản chất của hoạt động lãnh đạo để “hóa giải” những rào cản, khó khăn, hướng đến “hiệu lực, hiệu quả” và “quản lý phá