Giới thiệu Sách - Phát triển năng lực trong môn Ngữ văn lớp 9 tập 1
Công ty phát hành : NXB Giáo Dục Việt Nam
Tác giả : Nhiều tác giả
Số trang : 103
Năm xuất bản : 2019
Khổ sách : 19 x 27 cm
Hình thức : Bìa mềm
Giới thiệu sách :
- Bộ sách Phát triển năng lực trong môn Ngữ văn cấp Trung học cơ sở là sự cụ thể hoá các bước xây dựng các bài học trong sách giáo khoa Ngữ văn cấp Trung học cơ sở theo hướng tăng cường và phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả trong lớp học và ngoài lớp học.
- Bộ sách chú trọng đến các hoạt động giúp học sinh rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu dựa trên các nội dung trong sách giáo khoa để học sinh tiếp nhận, vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết các nhiệm vụ học tập đặt ra trong từng bài học, đồng thời đảm bảo cho học sinh có nhiều thời gian trên lớp để luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, sáng tạo, bảo vệ kết quả học tập của mình.
- Các bài học trong bộ sách mang tính tích hợp, liên môn, được thiết kế theo tiến trình tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, chủ động của học sinh, dựa trên các dạng hoạt động học tập đặc thù trong môn Ngữ văn, phù hợp với các hoạt động dạy - học của môn học này. Từng hoạt động học được thiết kế rõ ràng theo con đường hình thành kiến thức, nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong môn Ngữ văn.
Cấu trúc của bài học gồm 3 phần:
1. Phần đầu gồm:
+ Mục tiêu học sinh cần đạt để phát triển năng lực, được phát biểu theo các chỉ số hành vi, mức độ biểu hiện của năng lực thành phần mong muốn phát triển ở học sinh. Phần này được nêu cụ thể, chi tiết để học sinh có thể tự đánh giá, kiểm tra kết quả học tập đạt được khi tự học theo sách và làm cơ sở để giáo viên đánh giá được tiết dạy, bài giảng đã đạt hay chưa.
+ Các từ khoá thể hiện nội dung chính của bài, giúp học sinh dễ tra cứu, ghi nhớ, ôn tập các kiến thức.
2. Phần Hoạt động học tập được thiết kế chi tiết, trong đó chỉ rõ cách thức học sinh cần thực hiện và sản phẩm học sinh cần đạt được, kiến thức học sinh cần hình thành và chiếm lĩnh. Mỗi hoạt động đều được đánh số và tăng dần mức độ nhận thức. Học sinh có thể làm việc theo nhóm hoặc làm việc cá nhân để hoàn thành các hoạt động học tập.
Cách học sinh thực hiện các hoạt động học tập, giúp đỡ bạn trong quá trình học và sản phẩm đạt được của từng hoạt động học tập là cơ sở đánh giá năng lực học sinh theo mục tiêu đặt ra.
3. Phần Hoạt động mở rộng giúp học sinh ôn tập, củng cố, mở rộng các kiến thức, nâng cao năng lực cho bản thân. Đồng thời góp phần phân hoá học sinh, những học sinh khá, giỏi có thể thực hiện được hết hoạt động trong các giờ học trên lớp hoặc học sinh có thể tự thành lập các nhóm để thực hiện những dự án học tập, nhiệm vụ học tập mở rộng ở nhà.
- Giáo viên có thể đánh giá năng lực học sinh thông qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một hoạt động, một sản phẩm, hoặc quá trình học sinh tham gia thảo luận, hỗ trợ bạn trong nhóm học tập. Từng bài học được thiết kế chi tiết thành các hoạt động, nên giáo viên, phụ huynh có thể yêu cầu học sinh làm trước ở nhà để đến lớp dành thời gian trao đổi, thảo luận mở rộng, đào sâu kiến thức của phần hoạt động mở rộng. Qua các hoạt động học sinh thực hiện, giáo viên hoặc phụ huynh có thể xác định được những năng lực nào mà con em mình còn thiếu, còn yếu để có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời.