SACH- Phố Hàng Bột, chuyện “tầm phào” mà nhớ

Thương hiệu: Hồ Công Thiết | Xem thêm các sản phẩm Sách & Tạp Chí của Hồ Công Thiết
Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Sách Lịch Sử - Văn Hoá > SACH- Phố Hàng Bột, chuyện “tầm phào” mà nhớ
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu SACH- Phố Hàng Bột, chuyện “tầm phào” mà nhớ

PHỐ HÀNG BỘT, CHUYỆN “TẦM PHÀO” MÀ NHỚ

Một "Hà Nội thu nhỏ" - Phố Hàng Bột

"Phố Hàng Bột, chuyện “tầm phào” mà nhớ" đưa ta khám phá lược sử Hàng Bột; món ngon Hàng Bột (Hà Nội); con người Hàng Bột với một thời bao cấp muôn nghề mưu sinh; trò chơi của con trẻ xưa ở phố Hàng Bột. Tức là, những gì đặc trưng nhất của Hàng Bột đều có trong tập sách, từ dư địa chí, phong tục tập quán, tầng tầng lớp lớp người với người, người với cảnh và người với việc.

Tác giả Hồ Công Thiết gắn bó suốt từ tuổi thơ với Hàng Bột, yêu con phố ấy đến mê man từng nóc nhà, từng ngõ hẻm để viết nên tập sách này. Anh hiểu về Hà Nội rất chi tiết, kỹ càng, và viết ra cũng chi tiết, kỹ càng, cuốn hút, ăm ắp những điều ai cũng yêu thích, cũng tò mò mà chưa mấy người viết ra…

– Nhà văn Châu La Việt

Giới thiệu tác giả:
Tác giả Hồ Công Thiết sinh năm 1952 và mất vào ngày 22/1/2023 tại Hà Nội. Ông từng là cầu thủ bóng đá của đội Công an Hà Nội và Phó giám đốc Công ty Thương mại và Lữ hành Bắc Sơn (thuộc Bộ Công an). Ông là “cây bút” lão thành xuất hiện thường xuyên trên các báo.

Tác phẩm đã xuất bản:
- Kim Sơn – Điệp viên lãng tử
- Tản mạn bóng đá Hà thành
- Chuyện người Hà Nội – tập 1, 2, 3 (đồng tác giả)
- Thăng Long văn Việt (đồng tác giả)
- Chuyện làng quê – tập 1 (đồng tác giả)

Một số trích đoạn trong cuốn Phố Hàng Bột, chuyện “tầm phào” mà nhớ!
“Những ngày đầu thằng Nam mới có thêm nghề bơm mực bút bi, lũ chúng tôi thỉnh thoảng phải chạy ra, đứng hậu thuẫn đằng sau như bảo vệ để khách không… đánh nó. Vì thi thoảng, cũng có khách đến bắt đền, cầm theo chiếc bút chảy nhoe nhoét mực hoặc có khi còn mặc nguyên chiếc áo dính đầy mực. Do mực bơm là mực in thải loại nên loãng toẹt, cứ chảy dần trong bút, thấm cả ra ngoài. Khi đấy, thằng Nam chưa có kinh nghiệm nên chưa biết cách bơm keo vào ống đựng mực của bút bi. Gọi là keo cho oai chứ thực ra, nó được mách nước là lấy bột nếp quấy thành hồ rồi bơm vào đít ống mực. Có loại keo đấy ngăn lại, mực hết chảy và uy tín của nó lại lên vù vù.” - trích “Khắc bút và bơm mực bút bi”

“Tổ sản xuất mì sợi tọa lạc ở khoảng đất trống cuối ngõ Văn Chương. Gọi “tổ” cho oai, chứ nơi sản xuất chỉ là cái lán được dựng bằng tre nứa, chính giữa đặt chiếc máy cán mì sợi nhỏ tí. Bột mì được nhào rồi cán đi cán lại tới mỏng tang, sau đó, được xén thành những tấm dài, bề ngang vừa với khuôn khổ máy cắt. Mấy anh thanh niên làm thuê cho tổ cứ tuần tự người quay máy cắt, người đưa những miếng bột mì đã cán mỏng vào máy. Mẹ tôi thì đón những sợi mì tuôn ra từ máy cắt, tãi bông lên những chiếc mẹt tre đan thưa, rồi chuyển tới bếp lò than hừng hực lửa ở cuối lán. Từng mẹt mì được xếp chồng lên nhau, cho vào chiếc nồi hấp rất to đặt trên bếp lửa, úp lại bằng cái vỏ thùng phuy to tướng, và hơi nước nóng sẽ làm chín sợi mì.” - trích “Tổ mì sợi ngõ Văn Chương – Hàng Bột”

“Dũi xong mấy đường cơ bản, ông dùng kéo tỉa tót, bấm tanh tách quanh vành tai rồi mấy chỗ tóc lờm xờm quanh đỉnh đầu khách. Nhiều người muốn cho nhẹ đầu còn nhờ ông tỉa tóc thật mỏng. Lúc đấy, ông dùng chiếc kéo như hai cái lược bắt chéo nhau để tỉa ngắn tóc cho đều. Thường khách đến cắt tóc không dặn ông cắt kiểu gì. Ông nhìn khuôn mặt, dáng tóc cũ là biết phải cắt như thế nào.

Có mấy ông, nhà ở làng pháo Bình Đà cũng hay đến. Chưa tới kỳ cắt tóc thì nhờ bấm tỉa. Họ khoái nhất là lúc được cạo mặt và lấy ráy tai. Nhúng chiếc chổi lông tròn xoe vào cái bát nhựa nông thành trôn rộng, ông quét nước xà phòng loãng lên mặt, lên vành tai khách rồi cạo. Những nhát dao khoáng đạt, dứt khoát. Trông thấy ghê mà chưa có ai bị sứt sát vành tai. Bây giờ, ra hiệu cắt tóc, thợ không dùng dao cạo loại cũ mà bẻ đôi lưỡi dao lam, gài vào thành dao cạo. Lưỡi dao mới sắc và cạo rất êm nhưng động tác cẩn thận, chậm rãi của họ khiến tôi càng thán phục những động tác xưa của ông Bảo Toàn – rất nhanh, dứt khoát và vô cùng êm ái. Ông cạo mà như múa trên khuôn mặt người khách.” – trích “Hàng Bột đệ nhất kéo”




Sách Phố Hàng Bột, chuyện “tầm phào” mà nhớ | Hồ Công Thiết

Tủ sách Văn hóa Việt do Chibooks xuất bản:
1. Vắt qua những ngàn mây (tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng)
2. Sài Gòn ruổi rong nỗi nhớ (tác giả Đào Thị Thanh Tuyền)
3. Nha Trang mùa đẹp nhất (tác giả Đào Thị Thanh Tuyền)
4. Bên sông Ô Lâu (tác giả Phi Tân)
5. Về Huế ăn cơm (tác giả Phi Tân)
6. Người Hà Nội: Chuyện ăn, chuyện uống một thời (tác giả Vũ Thế Long)
7. Cơm nhà xứ Quảng (tác giả Lưu Bình)
8. Phố Hàng Bột, chuyện “tầm phào” mà nhớ (tác giả Hồ Công Thiết)
9. Những hạt bùn vạn dặm – Tập ký, tản văn về miền Tây Nam Bộ (tác giả Lê Quang Trạng)
10. Một thời mạ Huế (tác giả Nguyễn Khoa Diệu Hà)
11. Huế - chuyện xưa thành cũ (tác giả Phi Tân)
12. Vị Huế xưa (tác giả Lê Thị Ngọc Hà)

Tác giả: Hồ Công Thiết
Công ty phát hành: ChiBooks
Mã sản phẩm: 8938538124153
Nhà xuất bản: NXB Lao Động
Kích thước: 14.5 x 20.5 cm
Số trang: 192
Khối lượng: 800.0 gram
Năm phát hành: 02/2023

Hình ảnh sản phẩm

SACH- Phố Hàng Bột, chuyện “tầm phào” mà nhớ
SACH- Phố Hàng Bột, chuyện “tầm phào” mà nhớ
SACH- Phố Hàng Bột, chuyện “tầm phào” mà nhớ
SACH- Phố Hàng Bột, chuyện “tầm phào” mà nhớ
SACH- Phố Hàng Bột, chuyện “tầm phào” mà nhớ
SACH- Phố Hàng Bột, chuyện “tầm phào” mà nhớ

Giá STARSHIP
Liên kết: Kem tẩy lông In Shower Hair Removal Cream The Face Shop (100ml)