Giới thiệu Sách - Phôi thai học Phật giáo Tây Tạng ( Thái Hà )
Phôi thai học Phật giáo Tây Tạng
Công ty phát hành: Thái Hà Tác giả: Bs Tenzin Nyima Nhà xuất bản: Lao động Số trang: 176 Khổ: 13x19cm Năm xuất bản: 2022
[Thaihabooks] Cuốn sách giới thiệu phôi thai học theo Phật giáo Tây Tạng và chia sẻ những kiến thức quý giá cho những người sắp làm cha mẹ, có nhu cầu tìm hiểu cách để bảo đảm sức khỏe và hạnh phúc cho con cái sau này, cũng như duy trì sức khỏe cho người mẹ trong suốt thai kỳ. Qua cuốn sách này, người đọc hiểu được mối tương quan giữa Phật giáo và Y học Tây Tạng qua cách tiếp cận tổng thể thân – tâm. Cuốn sách trình bày bao quát những phân mảnh quan trọng trong mối liên kết giữa Y học Tây Tạng và Phôi Thai học ở con người. Cuối cùng, cuốn sách giúp khắc phục những hiểu biết phiến diện về Y học Tây Tạng.
Tác giả: Bác sĩ Tenzin Nyima là giám đốc y tế tại phòng khám chi nhánh Ahmedabad của Men-Tsee-Khang (Viện Y học và Chiêm Tinh học Tây Tạng) tại bang Gujarat. Từ năm 2002 đến năm 2006, ông theo học ngành Y học cổ truyền Tây Tạng ở trụ sở của viện tại thành phố Dharamsala. Sau khi lấy bằng vào tháng 3 năm 2008, ông được bổ nhiệm làm thành viên trong nhóm chuyển ngữ cho Gyueshhi – một văn kiện Y học Tây Tạng căn bản – sang Tiếng Anh. Bên cạnh thực hành lâm sàng, bác sĩ Tenzin Nyima cùng viết về Y học Tây Tạng và tổ chức thuyết giảng về chủ đề sức khỏe.
Mục lục: QUÁ TRÌNH BẮT ĐẦU CỦA ĐỜI NGƯỜI Các điều kiện thụ thai Tinh dịch và noãn hoàn hảo Tâm trung gian – Thần thức thân trung ấm Mối liên kết nghiệp lực Năm nguyên tố vũ trụ Năm nguyên tố vi tế Năm nguyên tố cơ bản Sự tan rã của năm nguyên tố Giới thiệu ba năng lượng cơ bản của cơ thể người Gió (Khí năng) Nhiệt năng Lưu năng Xác định đặc trưng tâm lý – thể chất của trẻ trong bụng mẹ Những kiểu người hình thành trong quá trình thụ thai Các yếu tố chính quyết định kiểu người Bảy kiểu thân – tâm Giới thiệu các đặc trưng riêng của bảy kiểu thân người Hướng dẫn chế độ ăn uống và lối sống I) Sáu vị II) Tám phẩm tính III) Hướng dẫn về chế độ ăn uống và lối sống cho người kiểu Gió IV) Hướng dẫn về chế độ ăn uống và lối sống cho người kiểu Nhiệt V) Hướng dẫn về chế độ ăn uống và lối sống cho người kiểu Lưu Khái niệm Nhiệt Tiêu hóa trong truyền thống Y học Tây Tạng Giới thiệu Nhiệt Tiêu hóa (Me-droe) và vai trò của nó trong việc duy trì sức khỏe Bốn loại Nhiệt Tiêu hóa thu nhận trong quá trình thụ thai Tác động của Nhiệt Tiêu hóa đối với sức khỏe Bảo vệ Nhiệt Tiêu hóa bằng chế độ ăn uống hợp lý Các yếu tố gây hại cho Nhiệt Tiêu hóa Các yếu tố khác đặc biệt quan trọng đối với quá trình thụ thai Cơ quan sinh sản của người mẹ phải khỏe mạnh Chu kỳ kinh nguyệt − hướng tiếp cận của Y học Tây Tạng Phôi thai phát triển trong tử cung Lý thuyết thụ thai Cách giải thích theo kiểu truyền thống Thụ thai và giới tính của thai nhi Các dấu hiệu thụ thai Những lưu ý khi mang thai TỔNG QUAN THAI KỲ QUA TỪNG THÁNG Tháng thứ nhất Tháng thứ hai Tháng thứ ba Tháng thứ tư Tháng thứ năm Tháng thứ sáu Tháng thứ bảy Tháng thứ tám Tháng thứ chín SINH CON Chuyển dạ và sinh nở Chăm sóc hậu sản Hậu sản − theo quan điểm của Y học Tây Tạng Những dấu hiệu tốt xấu có thể nhận biết trong quá trình sinh nở Những lời nguyện cầu tốt lành dành cho bé sơ sinh của người Tây Tạng Cắt dây rốn Các hoạt động tâm linh Cho con bú Cho trẻ ngủ đúng cách Đảm bảo sức sống của trẻ Các nghi lễ tôn giáo Đặt tên Chế độ ăn uống và những điều nên tránh Thuốc dùng trong quá trình phát triển răng của trẻ Bảo vệ trẻ khỏi các tác hại bên ngoài − trách nhiệm của cha mẹ và bảo mẫu Trích đoạn nội dung sách: Theo Y học Tây Tạng, sự sống bắt đầu tại thời điểm hai hạt giống của cha mẹ, noãn của mẹ và tinh trùng của cha, kết hợp với nhau trong tử cung cùng với thức bị thúc bởi nghiệp lực và phiền não. Sau khi được hình thành, phôi thai mới phát triển bằng cách nhận dưỡng chất cung cấp từ nhau thai và buồng trứng của mẹ thông qua dây rốn, giống như cánh đồng được tưới tẩm từ nước ở hồ chứa thông qua các kênh đào. Tuy nhiên, tất cả những dưỡng chất từ thức ăn, thức uống tiêu hóa bởi người mẹ đều chứa các thuộc tính của bốn nguyên tố và vì vậy đóng một vai trò quan trọng trong các giai đoạn phát triển khác nhau của thai nhi. — Phân mục “Quá trình bắt đầu của đời người”