Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Sách Tôn giáo & Triết học > Sách - Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Miền Nam Việt Nam – Dương Thanh Mừng - Thư Viện Huệ Quang
Giới thiệu Sách - Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Miền Nam Việt Nam – Dương Thanh Mừng - Thư Viện Huệ Quang
Sách PHONG TRÀO CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO MIỀN NAM VIỆT NAM In 1000 bản bìa cứng, trên giấy Ford kem định lượng 78.3 gsm Tác giả: Dương Thanh Mừng Nhà phát hành: Thư Viện Huệ Quang Nhà xuất bản: Đà Nẵng *** Thông số cơ bản: Kích thước: 16 x 24 cm Số trang: 848 trang Khối lượng: 500gr Ngày phát hành: Năm 2022 *** GIỚI THIỆU ... Qua khảo sát tổng quan các nguồn tài liệu, có thể nhận thấy rằng, phải từ sau năm 1925, những nỗ lực nghiên cứu, dịch thuật, chú giải kinh sách Phật giáo bằng chữ Quốc ngữ mới thực sự bắt đầu. Đây cũng là giai đoạn mà các lời kêu gọi chấn hưng, cải cách Phật giáo xuất hiện ngày càng nhiều trên các diễn đàn báo chí. Để vận động tăng ni, Phật tử và các giai tầng trong xã hội ủng hộ cho công cuộc canh tân, đổi mới, sư Tâm Lai đã tập hợp nhiều bài viết khác nhau để hình thành nên công trình “Chấn hưng Phật giáo” (1927). Tiếp đến, vào năm 1929, Nguyễn Kim Muôn cũng đã tiếp tục cho xuất bản một công trình có tên gọi “Chấn hưng Phật giáo” nhằm để thể hiện quan điểm, lập trường chấn hưng của mình. Trong khi ở miền Bắc và miền Nam các cuộc nghị luận bàn về chương trình chấn hưng Phật giáo diễn ra khá sôi nổi thì ở miền Trung lại tương đối trầm lặng hơn. Thay vì đưa ra các chủ trương, đường hướng chấn hưng một cách cụ thể thì các tăng ni, Phật tử ở khu vực này lại tập trung vào việc xây dựng trường lớp và giáo dục tăng ni sinh. Sau gần 8 năm kiên trì vận động, phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam cuối cùng cũng chính thức được thực hiện tại Nam Kì vào năm 1931 và sau đó nhanh chóng lan rộng ra cả nước. Báo chí Phật giáo với tư cách là cơ quan ngôn luận của các tổ chức đã ra đời. Ngoài các tờ báo đã được giới thiệu lâu nay thì ở miền Nam còn xuất hiện thêm một số ấn phẩm mới như tờ “Cùng bạn”, tờ “Liên hoa Đạo tập” và tờ “Đạo Phật Thích Ca” của Hội Phước Thiện nhà Phật. Dù thống kê chưa thật đầy đủ song có thể kể tên được các nhân vật đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến Phật giáo ở thời điểm trước năm 1945 như: Nguyễn Kim Muôn (hơn 40 công trình), Đoàn Trung Còn (gần 30 công trình), Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha (gần 30 công trình), Lê Văn Giảng (Hòa thượng Hộ Tông, gần 15 công trình) và Hòa thượng Trí Hải (hơn 10 công trình). Cạnh đó, là các văn bản báo cáo, các hồ sơ lưu trữ của mật thám Pháp lẫn giới chức chính quyền thuộc địa khi theo dõi và nhận định về những tác động của phong trào chấn hưng đối với công cuộc trị an. Sẽ thú vị hơn khi bạn biết rằng, báo chí tiếng Việt và cả báo chí tiếng Pháp ở Đông Dương cũng thường xuyên quan tâm đến các hoạt động chấn hưng Phật giáo. Rất nhiều diễn đàn trao đổi tin tức đã xuất hiện trên các tờ báo như Đông Pháp Thời báo, Lục tỉnh Tân văn, Hà Thành Ngọ báo, Phụ nữ Tân Văn, Thần Nông báo, Tân Văn, Điện Tín, Sài Gòn... Các thông tin được đăng tải, đi kèm là những ý kiến đóng góp của các giai tầng trong xã hội càng làm cho phong trào chấn hưng Phật giáo trở nên sinh động.
Đà Nẵng, năm 2021 Tác giả kính bút Dương Thanh Mừng