Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Sách Hướng Nghiệp & Phát Triển Bản Thân > Sách - Power vs Force Trường Năng Lượng Và Những Nhân Tố Quyết Định Tinh Thần Và Sức Khỏe Con Người - Thái Hà
Giới thiệu Sách - Power vs Force Trường Năng Lượng Và Những Nhân Tố Quyết Định Tinh Thần Và Sức Khỏe Con Người - Thái Hà
Video giới thiệu sản phẩm Sách - Power vs Force Trường Năng Lượng Và Những Nhân Tố Quyết Định Tinh Thần Và Sức Khỏe Con Người - Thái Hà. Nguồn: Shopee.
Công ty phát hành: Thái Hà Tác giả: David R.Hawkins Nhà xuất bản: NXB Thế Giới Năm xuất bản: 2022 Số trang: 398
Giới thiệu sách: Tiến sĩ, bác sĩ tâm thần, nhà nghiên cứu nhận thức và giảng viên tâm linh nổi tiếng người Mỹ, ông David R.Hawkins (1927–2012), đã chứng minh được mối liên hệ mật thiết giữa bệnh tật của con người và những suy giảm năng lượng trong cơ thể, đến từ những tư tưởng tiêu cực. Kết quả nghiên cứu được ông trình bày trong cuốn sách bán chạy nhất của mình- “Power vs Force – Trường năng lượng và những nhân tố quyết định tinh thần, sức khỏe con người”. Cuốn sách này đã đem đến một bước đột phá lớn lao cho tinh thần con người, phác ra những chiều kích ý thức mà trước đây chỉ những người có khả năng thần bí mới biết tới. Những con người có thiên khiếu trực nhận Thực tại (hay cách gọi gì chăng nữa) như thế, luôn luôn khẳng định vai trò trung tâm của cái “vô hình”. MỤC LỤC Lời giới thiệu cho lần xuất bản đầu tiên Lời tựa cho lần xuất bản đầu tiên Lời giới thiệu cho lần xuất bản mới Đôi dòng tự sự Lời tựa mới Mở đầu PHẦN MỘT: CÔNG CỤ Chương 1: Những tiến bộ quan trọng trong nhận thức Chương 2: Lịch sử và phương pháp luận Chương 3: Kết quả thử nghiệm và diễn giải Chương 4: Các cấp độ ý thức con người Chương 5: Phân bố xã hội của các cấp độ ý thức Chương 6: Những chân trời mới trong nghiên cứu Chương 7: Phân tích điểm tới hạn trong đời thường Chương 8: Cội nguồn sức mạnh PHẦN HAI: CÔNG VIỆC Chương 9: Mô thức sức mạnh trong thái độ của con người Chương 10: Sức mạnh trong chính trị Chương 11: Sức mạnh nơi thương trường Chương 12: Sức mạnh và thể thao Chương 13: Sức mạnh xã hội và tinh thần nhân loại Chương 14: Sức mạnh trong nghệ thuật Chương 15: Thiên tài và sức mạnh sáng tạo Chương 16: Đứng vững trước thành công Chương 17: Sức khỏe thể chất và sức mạnh Chương 18: Cuộc sống khỏe mạnh và quá trình bệnh tật PHẦN BA: Ý NGHĨA Chương 19: Cơ sở dữ liệu của ý thức Chương 20: Quá trình tiến hóa của ý thức Chương 21: Nghiên cứu về ý thức thuần khiết Chương 22: Cuộc đấu tranh tâm linh Chương 23: Tìm kiếm chân lý Chương 24: Giải pháp Phụ lục A: Tính điểm cho chân lý của các chương sách Phụ lục B: Bản đồ ý thức Phụ lục C: Cách tính điểm hiệu chỉnh cho các cấp độ ý thức Thuật ngữ Giới thiệu về tác giả Tóm tắt tiểu sử tác giả Tài liệu tham khảo Trích đoạn sách: Sức khỏe thể chất và Sức mạnh Chúng ta khỏe mạnh hay giàu có là nhờ trí tuệ. Nhưng trí tuệ là gì? Theo nghiên cứu của chúng tôi, đó là kết quả của việc sống nhất quán với các mô thức điểm hút năng lượng cao. Mặc dù trong cuộc sống bình thường, chúng ta thấy có nhiều vùng năng lượng đan xen, trộn lẫn nhau, nhưng mô thức có sức mạnh lớn nhất sẽ thống lĩnh. Hiện tại chúng tôi đã khám phá dữ kiện đủ để đưa ra một tuyên bố cơ bản về vận động học phi tuyến và nghiên cứu điểm hút: các điểm hút tạo ra bối cảnh. Về cơ bản, điều này có nghĩa là động cơ của một người, phát sinh từ các nguyên tắc mà người đó cam kết tuân thủ, sẽ quyết định khả năng nhận thức và do đó, trao ý nghĩa cho những hành động của người đó. Nói chung, thái độ tích cực có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần, trong khi bệnh tật lại gắn liền với những thái độ tiêu cực như tức giận, ghen tị, thù địch, tự ti, sợ hãi, lo âu... Trong lĩnh vực phân tâm học, thái độ tích cực được gọi là những cảm xúc có ích và thái độ tiêu cực gọi là những cảm xúc nguy cấp. Đắm chìm quá lâu trong những cảm xúc nguy cấp sẽ làm suy yếu thể chất hoặc tinh thần và sức mạnh cá nhân của con người. Làm thế nào người ta có thể vượt qua được thái độ tiêu cực để tránh bị bào mòn năng lượng và sức khỏe như thế? Quan sát lâm sàng cho thấy bệnh nhân phải đạt đến một điểm quyết định. Chân thành khát khao thay đổi cho phép người ta tìm kiếm những mô thức điểm hút năng lượng cao hơn trong những biểu hiện phong phú của chúng. Gần đây, tác giả này đã công bố một loạt bài báo, bài cuối cùng được đăng vào năm 1991, về nghiên cứu kéo dài 20 năm cho thấy chế độ hấp thụ một số vitamin nhất định có thể tránh phát triển một hội chứng rối loạn thần kinh có tên là loạn động chậm, một hội chứng bất thường diễn ra thường xuyên ở phần lớn bệnh nhân từng uống thuốc chống loạn thần trong thời gian dài.2 Trong một nghiên cứu trên 61.000 bệnh nhân được điều trị bởi 100 bác sĩ khác nhau trong 20 năm, việc sử dụng vitamin B3, C, E, và B6 đã làm giảm tỷ lệ bệnh nhân mắc chứng rối loạn thần kinh khủng khiếp này từ 25% xuống còn 0,04%.3 (Trong số 61.000 bệnh nhân được bảo vệ bằng liệu pháp dùng vitamin liều cao, chỉ có 37, thay vì 20.000 bệnh nhân như dự đoán, mắc chứng rối loạn này.)