Sách - Series văn học của tác giả Annie Ernaux (Nobel Văn chương 2022) (Nhã Nam HCM)

Thương hiệu: Annie Ernaux | Xem thêm các sản phẩm Sách & Tạp Chí của Annie Ernaux
Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Văn Học Kinh Điển > Sách - Series văn học của tác giả Annie Ernaux (Nobel Văn chương 2022) (Nhã Nam HCM)
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách - Series văn học của tác giả Annie Ernaux (Nobel Văn chương 2022) (Nhã Nam HCM)

1. HỒI ỨC THIẾU NỮ


Tác giả: Annie Ernaux
Dịch giả: Bảo Chân
Nhà xuất bản: Hội nhà văn
Số trang: 192
Kích thước: 14x20.5 cm
Ngày phát hành: 12-03-2021



Giới thiệu sách
Như Annie Ernaux từng chia sẻ trong một bài trả lời phỏng vấn với Gallimard, Hồi ức thiếu nữ không phải là tác phẩm mấu chốt trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của bà, mà có lẽ là mấu chốt của những gì khiến người ta phải sợ hãi khi đặt bút viết ra, mà người ta không ngừng thấy rằng thật sự là quá khó và quá nguy hiểm khi đưa chúng lên trang giấy. Bà chủ yếu nhìn nhận những gì mình đã viết như một nỗ lực tìm kiếm và “khai quật” từ quá khứ người thiếu nữ thuở mười tám đôi mươi mà bà từng là, bằng cách tìm lại những niềm tin, việc làm và cử chỉ của cô, “hạnh kiểm” của cô, như cái cách người ta vẫn thường nói vào những năm 50 của thế kỷ 20 ấy để đánh giá và xếp loại các thiếu nữ.

Điều buộc Ernaux phải cầm bút chính là sự bất lực của bà trong việc diễn giải bằng suy nghĩ cảm giác về những gì xảy đến với bản thân, hoặc với thế giới, chính vào thời điểm chúng xảy đến. Hồi ức thiếu nữ, trên tư cách ấy, là một kinh nghiệm viết được đẩy lên đến cực độ, bởi nó buộc bà phải thật sự viết ra cái hiện tại của quá khứ, thuần chất, trần trụi và không hề dễ chịu một chút nào.

2. MỘT CHỖ TRONG ĐỜI


Một người cha không bao giờ bước chân vào viện bảo tàng, chỉ đọc báo địa phương, không dùng gì khác ngoài con dao Opinel của riêng mình để ăn. Một người cha xuất thân nông dân rồi trở thành công nhân và cuối cùng là chủ một tiệm cà phê kiêm cửa hàng tạp phẩm. Một người cha luôn lo lắng bị nhầm “vị trí”. Cũng người cha ấy lấy làm tự hào về cô con gái nhờ được học hành tử tế mà đã đặt chân được vào giới tiểu tư sản. Nhưng đằng sau đó là khoảng cách, là những đớn đau, giằn vặt giữa cha và con.

Một chỗ trong đời là câu chuyện về cuộc đời người cha ấy, được kể lại dưới ngòi bút của cô con gái, một cách lạnh lùng nhất có thể, với lối viết hờ hững, không cảm xúc, như những gì xảy đến tự nhiên. Chính lối viết tưởng như giản dị ấy đã mang lại cho Annie Ernaux giải Renaudot năm 1984.

3. CƠN CUỒNG SI


Xuất bản tại Pháp năm 1991, Cơn cuồng si đánh dấu sự đoạn tuyệt của tác giả so với năm tác phẩm trước đó bằng việc khai thác chủ đề đam mê tình dục, chủ đề mà bà chỉ có thể đề cập trực tiếp sau khi mẹ mình đã qua đời. Trong cuốn sách rất mỏng và khó xếp loại này, bà kể lại cuộc phiêu lưu tình ái ngắn ngủi của mình với một nhà ngoại giao nước ngoài đã có vợ, một cuộc tình vụng trộm, thoáng qua nhưng mãnh liệt, đầy đam mê và đã để lại cho bà nhiều khổ đau, nhung nhớ.

“Hồi tôi còn bé, sự xa xỉ đối với tôi đó là áo choàng lông thú, các thứ váy dài cùng những biệt thự ven biển. Về sau, tôi đã tưởng ấy là sống một cuộc đời trí thức. Giờ đây, tôi thấy có thể sống trọn cơn cuồng si dành cho một người đàn ông hoặc một phụ nữ cũng chính là xa xỉ.”

Tuy nhận về dư luận khá chia rẽ, nhưng Cơn cuồng si đã bán được hơn 200.000 bản ở Pháp, nhiều lần được chuyển soạn thành kịch và gần đây nhất, năm 2020, được chuyển thể thành phim điện ảnh.

4. NỖI NHỤC


Giữa những năm chín mươi, Annie Ernaux đưa độc giả trở lại mùa hè năm 1952, cái mùa hè xảy ra một sự kiện khiến cô thiếu nữ khi ấy bắt đầu cảm thấy một nỗi nhục, về cha mẹ mình, về nghề nghiệp và môi trường sống của họ.

“Bố tôi đã định giết mẹ tôi vào đầu buổi chiều một Chủ nhật tháng Sáu.”

Đan xen giữa hồi ức và những suy tư về chuyện viết lách, Annie Ernaux đưa tới độc giả một lời chứng thật đẹp về mùa hè đã thay đổi cuộc đời mình, khi cô thiếu nữ bắt đầu ý thức được ánh mắt người khác đối với xuất thân của mình và khi cái nhìn của chính cô về cha mẹ mình cũng đã thay đổi.

Như mọi cuốn sách của Annie Ernaux, Nỗi nhục, xuất bản tại Pháp năm 1997, được viết nên bằng rất nhiều nỗi ngượng ngùng, nhưng cũng rất nhiều sự thật.

“Suốt 50 năm qua, Annie Ernaux viết cuốn tiểu thuyết về ký ức tập thể và riêng tư của đất nước chúng ta. Tiếng nói của bà là tiếng nói của tự do của người phụ nữ và của những điều đã bị lãng quên trong thế kỷ qua.”

-Tổng thống Pháp Emmanuel Macron-

5. MỘT NGƯỜI PHỤ NỮ


“Tôi sẽ không còn nghe thấy giọng nói của bà nữa. […] Tôi đã đánh mất sợi dây nối cuối cùng với thế giới xuất thân của mình.”

Ấy là cảm giác của Annie Ernaux khi thực sự nhận ra mẹ mình không còn trên cõi đời. Và bà gắng đi tìm lại những gương mặt khác nhau của người mẹ ấy, một người phụ nữ vốn rất khỏe, xông xáo, cởi mở, qua đời ngày 7 tháng Tư năm 1986, sau một thời gian mắc bệnh Alzeimer. Qua sự tái hiện cuộc đời một nữ công nhân, rồi chủ hàng thực phẩm luôn lo âu về địa vị và học hỏi không ngừng, Annie Ernaux cũng cho ta thấy sự tiến triển cũng như tính hai mặt của những tình cảm mà một người con gái dành cho mẹ: tình yêu, lòng thù ghét, sự âu yếm, cảm giác tội lỗi và cuối cùng là sự gắn bó máu thịt với người đàn bà già cả đã sa sút trí tuệ. Cùng với đó phảng phất những thăng trầm của nước Pháp suốt thế kỷ 20, giống như lời tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã phát biểu khi Annie Ernaux trở thành chủ nhân giải Nobel Văn chương 2022.

Hình ảnh sản phẩm

Sách - Series văn học của tác giả Annie Ernaux (Nobel Văn chương 2022) (Nhã Nam HCM)
Sách - Series văn học của tác giả Annie Ernaux (Nobel Văn chương 2022) (Nhã Nam HCM)

Giá KPOP
Liên kết: Bột kẻ chân mày 3 màu Brow Master fmgt The Face Shop