Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Sách Tâm Lý Học > Sách - (Tái bản lần thứ 5) Trí Tuệ Đám Đông - Vì sao đa số thông minh hơn thiểu sổ - nxb Tri Thức
Giới thiệu Sách - (Tái bản lần thứ 5) Trí Tuệ Đám Đông - Vì sao đa số thông minh hơn thiểu sổ - nxb Tri Thức
Tiếp theo cuốn Tâm lý học đám đông của Le Bon (Pháp - 1895), Nhà xuất bản Tri thức xin giới thiệu cuốn Trí tuệ đám đông của James Surowiecki (Mỹ - 2004) nhằm cung cấp cho bạn đọc cái nhìn đa chiều về một vấn đề rất lý thú, liên quan trực tiếp đến cách kiến giải sự vận hành thực sự của thế giới này, đó là Tâm lý - Trí tuệ của tập thể.
Những gì mà bạn sẽ nhận thấy ngay lập tức trong cuốn sách này đó là, sau chương đầu, những câu chuyện các nhóm ra quyết định sai nhiều gần bằng những câu chuyện các nhóm quyết định đúng. Điều đó có một số lý do. Trước hết vì đây chính là cách thế giới tồn tại. Tôi cho rằng trí tuệ tập thể có tác động quan trọng và có lợi hơn rất nhiều đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta so với chúng ta nhận thấy. Nhưng thực tế là nhiều nhóm đấu tranh để đưa ra những quyết định thậm chí tầm thường, còn những nhóm khác gây tác hại do sự xét đoán kém cỏi của họ. Các nhóm thường chịu ảnh hưởng của một hoặc hai người có quyền lực. Họ làm theo những người dẫn dắt dư luận, hoặc người xung quanh. Hoặc họ đi tới chỗ tin rằng nhóm của họ đã chốt ở sự thật. Những câu chuyện về các hình thức sai lầm này là bằng chứng tiêu cực trong lý lẽ của cuốn sách, nhấn mạnh tầm quan trọng của những yếu tố như tính đa dạng và tính độc lập bằng cách làm sáng tỏ những gì xảy ra khi chúng bị bỏ qua.
Tóm lại, ý nghĩa của cuốn sách này muốn nói không phải là tất cả các nhóm đều thông minh. Chắc chắn các nhóm có thể đưa ra những quyết định kinh hoàng. Thay vào đó là quan điểm cho rằng các nhóm cũng có thể đưa ra những quyết định đặc biệt xuất sắc và cố gắng lý giải lý do tại sao. Và ở đây có một nghịch lý đáng lưu ý. Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa các đám đông thông thái và các đám đông ngốc nghếch đó là: trong đám đông thông thái, mọi người chú ý trước hết đến những ý tưởng và thông tin của chính mình. Mọi người trong các nhóm thông minh học tập lẫn nhau, nhưng không phụ thuộc vào nhau. Cho nên thật kỳ lạ, mặc dù đây là một cuốn sách viết về kỳ tích của việc quyết định tập thể, nhưng nó cũng là cuốn sách viết về những ưu điểm của sự tự do ý chí.
Trí tuệ đám đông đưa ra một giả thuyết đơn giản đến mức dễ gây lầm tưởng, thậm chí có phần kì quặc: Để đưa ra một quyết định đúng đắn hay giải quyết một vấn đề nào đó thì đám đông luôn tỏ ra thông minh hơn một vài chuyên gia riêng lẻ. Các nguyên tắc được James Surowiecki trình bày đa dạng và phong phú đến mức đáng ngạc nhiên: từ những hành vi của loài ong đến cơ chế hoạt động của nền kinh tế và cả sự cập nhật trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Những ví dụ được đưa ra trong cuốn sách đều rất sống động, bất ngờ và dí dỏm. Từ đó, Surowiecki rút ra những kết luận gây sốc nhưng hoàn toàn thuyết phục, về xã hội, thị trường tự do, nghiên cứu khoa học, môi trường thậm chí cả giá trị của hình thái chính phủ dân chủ.
Trí tuệ đám đông chắc chắn sẽ hấp dẫn độc giả bởi James Surowiecki đã chỉ ra, theo một cách thức hoàn toàn mới, sự vận hành thực sự của thế giới này.
***
Tái bản lần thứ 5
TRÍ TUỆ ĐÁM ĐÔNG - Vì sao đa số thông minh hơn thiểu sổ