Giới thiệu Sách - Tâm Lí Học - Khái Lược Những Tư Tưởng Lớn
📕📕📕 Tâm lí học - Khái lược những tư tưởng lớn
THÔNG TIN ẤN PHẨM: Nhà cung cấp; Đông A Nhà xuất bản: NXB Dân Trí Tác giả: DK Dịch giả: Nguyễn Bảo Trung Số trang: 352 Kích thước: 19,3 x 23,5 cm Mã ISBN: 978-604-88-6733-1 Mã vạch: 8936203363234 Giá bìa: 450.000đ Trọng lượng: 700gr
📕 NỘI DUNG SÁCH: Ta có thực sự là những cá nhân tự do với bản sắc riêng… hay tất cả chúng ta đều chỉ biết tuân phục số đông? Thiên tài là nhờ dưỡng dục hay tự nhiên? Vô thức điều khiển chúng ta như thế nào? Những câu hỏi như trên chính là tiền đề cho các công trình của nhiều tư tưởng gia và khoa học gia lớn của thế giới, trong một lĩnh vực giàu sức lôi cuốn, đó là tâm lí học. Với văn phong dễ hiểu và sáng sủa, Tâm lí học – Khái lược những tư tưởng lớn là tập hợp những bài viết ngắn gọn hàm súc giải thích rõ những điều khó hiểu, những sơ đồ giúp làm sáng tỏ những lí thuyết rối rắm, những trích dẫn dễ nhớ, cùng những minh họa dí dỏm giúp chúng ta chơi đùa với những kiến thức nền tảng về tâm lí học. “Trong mọi ngành khoa học, tâm lí học có lẽ là ngành bí hiểm nhất với đại chúng, và cũng thường bị hiểu lầm nhất. Dù ngôn ngữ và những quan điểm của tâm lí học đã thâm nhập vào văn hóa thường ngày, nhưng hầu hết mọi người chỉ hiểu mơ hồ về thực chất của tâm lí học, và về việc trong thực tế các nhà tâm lí học làm gì. Tâm lí học có thể được xem là cầu nối giữa triết học và sinh lí học. Trong khi sinh lí học mô tả và giải thích cơ sở vật chất của não bộ và hệ thần kinh thì tâm lí học khảo sát các quá trình tâm trí diễn ra trong đó, xem chúng bộc lộ như thế nào trong ý nghĩa, lời nói và hành vi của chúng ta. Trong khi triết học quan tâm tới những ý nghĩa và tư tưởng thì tâm lí học nghiên cứu vấn đề làm thế nào ta có được chúng, và chúng nói nên điều gì về hoạt động của tâm trí ta.”
Sách nằm trong bộ Khái lược những tư tưởng lớn Đông A mua bản quyền từ nhà xuất bản DK, với đội ngũ tác giả biên soạn là những chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm ở các lĩnh vực khác nhau. Bộ sách gồm: 1. Kinh doanh 2. Kinh tế học 3. Tôn giáo 4. Triết học 5. Chính trị 6. Tâm lí học 7. Nghệ thuật 8. Khoa học 9. Văn học 10. Nữ quyền 11. Xã hội học