Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta luôn phải đối diện với những kẻ khó nhằn: Là người hàng xóm khó tính khi ta đưa ra đề nghị cùng làm lại hàng rào; là vị sếp kiệm lời khi ta đưa ra đề nghị tăng lương; là người chồng hay ghen khi ta bị bắt gặp ra ngoài cùng một người bạn khác giới… Đó là khi chúng ta phải tìm cách né tránh những xung đột và điều hướng các hoạt động giao tiếp sao cho có thể đạt được những gì chúng ta muốn.Tác giả Laurence và Emily Alison là những nhà lãnh đạo thế giới về Tâm lý học pháp y chuyên về những tương tác khó khăn nhất có thể tưởng tượng được: các cuộc thẩm vấn tội phạm. Họ tư vấn và đào tạo cho cảnh sát, lực lượng can thiệp an ninh, FBI và CIA về cách đối phó với những nghi phạm cực kỳ nguy hiểm rủi ro cao. Cuốn sách này là sản phẩm kết tinh của 30 năm làm việc, với hơn 2.000 giờ thẩm vấn khủng bố. Mô hình giao tiếp liên nhân đầy đột phá mà họ giới thiệu trong cuốn sách này có thể giúp độc giả xử lý bất kỳ cuộc chạm trán nào: từ đứa con ương bướng ở nhà hay những tên du côn ngoài phố.
Trong cuốn sách “Tâm lý học giao tiếp” tiết lộ rằng mọi tương tác hay giao tiếp đều tuân theo bốn kiểu hành vi: Kiểm soát (sư tử), Khiêm nhường (chuột), Đối đầu (Khủng long) và Hợp tác (Khỉ). Ngay sau khi hiểu rõ phong cách và mục tiêu giao tiếp của riêng bạn, bạn có thể định hình bất kỳ cuộc trò chuyện nào theo ý muốn và tìm ra cách tạo dựng các mối quan hệ tức thì. Đồng thời còn chứa đầy những câu chuyện, lời khuyên thực tế và những ví dụ hấp dẫn, giúp bạn có thể định hình bất cứ cuộc trò chuyện nào theo ý muốn và tiến gần hơn đến bí mật thực sự: cách xây dựng mối quan hệ.
Lời khen tặng:
“Laurence Alison là một trong những người hùng học thuật của tôi. Anh ấy đã làm được điều mà mọi nhà văn đều khao khát làm được. Anh ấy đơn giản hóa mọi khó khăn mà không làm mất đi sự nghiêm khắc của anh ấy. Đây là một cuốn sách đáng đọc.” - Malcolm Gladwell
“Vợ chồng họ đang âm thầm cách mạng hóa công tác nghiên cứu và thực hành thẩm vấn ... Những phát hiện của họ làm thay đổi cách người ta thực thi pháp luật và cách các cơ quan an ninh tiếp cận những hoạt động tình báo.” – The Guardian