Giới thiệu Sách - Tạo Động Lực Làm Việc Cho NGười Lao Động Trong Tổ Chức
Sách - Tạo Động Lực Làm Việc Cho NGười Lao Động Trong Tổ Chức Tác giả : Nguyễn Trang Thu Nhà xuất bản; Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam Đơn vị phát hành: Công ty cổ phần sách Đại học Dạy nghề Năm xuất bản:2013 Số trang:156 Kích thước: 16 x 24 cm Loại bìa: mềm Nội dung : Năm 1936, Vua hề Charlie Chaplin đã sản xuất bộ phim mà sau này được đánh giá là một trong tảm bộ phim tuyệt vời nhất của ông, đồng thời cũng là một trong những bộ phim kinh điển của nền điện ảnh thế giới. Đó là phim "Modern time” (Thời hiện đại). Bộ phim đã phản ánh cuộc sống của người lao động trong thời đại công nghiệp hoá. Ở đó, con người bị cuốn vào guồng máy công nghiệp, vùi đời trong các nhà máy, công xưởng, bị triệt tiêu hầu hết cảm xúc, suy nghĩ, mà chỉ hành động hoàn toàn rập khuôn theo thói quen, họ trở nên khô cứng không khác gì những cỗ máy. Đây là hậu quả của sự bóc lột sức lao động vì mục đích lợi nhuận của nền công nghiệp tư bản thời kỳ đầu của sự phát triển, của quan niệm chỉ chú trọng vào khía cạnh kinh tế. Người lao động làm việc trong môi trường sản xuất này hoàn toàn mất đi động lực làm việc khi mà cả thể chất lẫn tinh thần đều trong trạng thái suy kiệt. Sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản giai đoạn này ắt dẫn đến sự khủng hoảng trong nền sản xuất, rồi đến khủng hoảng xã hội. Và các cuộc cách mạng nhằm lật đổ chủ nghĩa tư bản đã nổ ra trên toàn thế giới như một hệ quả tất yếu. LÀ rấn Trải qua gần một thế kỷ, ngày nay nền đại công nghiệp đã phát triển đến một trình độ cao. Các nền sản xuất vẫn chú trọng đến năng suất, chất lượng nhưng đã biết chú trọng tới khía cạnh con người của người lao động khi khai thác nhiều hơn những tiềm lực khác của người lao động chứ không chỉ tập trung khai thác sức lao động cơ học. Hàm lượng tri thức trong các sản phẩm không ngừng được nâng lên. Muốn làm được những điều đó, cần quan tâm đến việc tạo động lực làm việc cho người lao động, đưa người lao động trở thành trung tâm của nền sản xuất. Nguồn nhân lực đã được coi là tài sản quý báu nhất của một tổ chức, nói rộng hơn là của cả một quốc gia. Câu thành ngữ đúc kết kinh nghiệm bao đời của người xưa: “Còn người còn của” cũng như những bài học từ thực tiễn quản lý của nhiều tổ chức, nhiều quốc gia trong thế giới hiện đại đã chứng minh cho điều đó, Câu hỏi làm thế nào để giữ gìn và phát huy cho tổ chức mình tài sản quý báu nhất này đã trở thành câu hỏi thường trực và mang tính thời sự của các nhà quản lý. Trong những năm gần đây, câu hỏi này càng trở nên cấp bách