Là câu chuyện thầy trò Đường Tăng chinh diệt yêu ma, trải qua 81 kiếp nạn để cầu lấy chân kinh. Bốn thầy trò hiện lên như bốn tính cách điển hình sống mãi trong lòng độc giả: Đường Tăng từ bi, khoan dung nhưng yếu mềm, Tôn Ngộ Không thần thông quảng đại, tinh thần phản kháng quật cường; Trư Bát Giới tự tư tự lợi, ham ăn lười làm; Sa Tăng chịu thương chịu khó, hết mực trung thành…
Trong các danh tác kinh điển, Tây du ký có một vị trí đặc biệt, bởi sức hấp dẫn kỳ lạ. Thiếu nhi thì mê mẩn vì yêu thích Tôn Ngộ Không thần thông quảng đại, buồn cười Trư Bát Giới ngộ nghĩnh, vụng về… Người lớn say mê bởi ẩn giữa lớp lang trùng điệp của cốt truyện là những triết lý cao thâm về cuộc sống, kiếp người; giấu trong biến chuyển của thế giới thần tiên ma quỷ là những điều rất bình dị, đời thường…Dựa trên câu chuyện lấy kinh thời nhà Đường, Tây du ký đã phác họa lên bốn hình tượng điển hình: Đường Tăng nhân từ nhưng thiếu sắc sảo, Tôn Ngộ Không tài trí song toàn, dũng cảm kiên định, Trư Bát Giới tham lam ích kỷ; Sa Tăng thật thà tốt tính. Bên cạnh đó là đám yêu ma quỷ quái muôn hình vạn trạng, thủ đoạn khó lường…
Tác giả đã vận dụng thành công bút pháp của chủ nghĩa lãng mạn tích cực để xây dựng lên một cốt truyện nhiều lớp lang, thắt nút mở nút đầy bất ngờ, ngôn ngữ sinh động dí dỏm khiến người đọc bị hút vào đó. Mưa dầm thấm lâu, đối với các độc giả đến với Tây du ký từ nhỏ, chúng tôi tin các em sẽ cảm nhận được niềm vui trải nghiệm đắp đầy mỗi lần đọc lại cuốn sách.Là tác phẩm nằm trong “Tứ đại danh tác” của Trung Quốc, là tiểu thuyết chí quái kinh điển trên thế giới… ngay từ khi ra đời Tây du ký đã được người đương thời chào đón, cho đến nay nó đã làm say mê biết bao thế hệ độc giả trên thế giới.