Tên Nhà Cung Cấp Nhà Sách Minh Thắng Tác giả Ngô Thừa Ân Người Dịch Đỗ Lan Phương Nhà Xuất Bản NXB Văn Học Năm Xuất Bản 2023 Kích Thước 24 x 16 x 4 cm Số trang 2384 Hình thức Bìa Cứng Tây du ký Tác giả Ngô Thừa Ân là một tiểu thuyết gia kiệt xuất của thời nhà Minh, tự là Nhữ Trung, hiệu Tạ Dương Sơn Nhân, là người ở Sơn Dương phủ Hoài An (nay là huyện Hoài An, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc). “Tây du ký” là một cuốn tiểu thuyết chương hồ tỏa ra mạnh mẽ hơi thở của chủ nghĩa lãng mạn, cũng là đỉnh cao của các tiểu thuyết huyền thoại trong lịch sử văn học Trung Quốc. Cùng với “Thủy hử”, “Tam quốc diễn nghĩa”, “Hồng lâu mộng”, “Tây du ký” được coi là bốn tác phẩm kinh điển của văn học cổ điển Trung Hoa. Tác phẩm giàu trí tưởng tượng, phép nhân hóa xuất thần, đã đạt tới đỉnh cao của sự sáng tạo, vì vậy trải qua hơn 400 năm mà sức sống không hề suy yếu; từ người già đến trẻ nhỏ, từ phụ nữ đến nam giới đều yêu thích, có ảnh hưởng đến nhiều thế hệ độc giả. Học giả của nhà Thanh, trương Thư Thân, đã từng bình luận: “Cuốn sách ‘Tây du ký’ từ khi bắt đầu đến khi kết thúc đều nói về những điều rất chân thành, những điều mới mẻ mà lương thiện. Đây thực sự là một cuốn sách tuyệt vời”. Toàn bộ cuốn sách gồ 100 hồ, có thể chia ra làm ba phần chính, chủ yếu miêu tả những câu chuyện về việc Tôn Ngộ Không ra đời và đại náo thiên cung, Đường Tăng xuất thế và nguyên do đi lấy chân kinh, và sau đó là việc bốn thầy trò trải qua chín chín tám mươi mốt kiếp nạn, cuối cùng đã lấy được chân kinh.