Giới thiệu Sách Thái Hà - 7 Bài Học Lãnh Đạo Trong Khủng Hoảng
Tên Nhà Cung Cấp Thái Hà Tác giả Bill George Nhà Xuất Bản NXB Công Thương Năm Xuất Bản 2022 Kích Thước 20.5 x 13 cm Số trang 188 Hình thức Bìa Mềm
MÔ TẢ SẢN PHẨM : Để thử thách phẩm chất lãnh đạo của bạn, không có gì tốt bằng một cuộc khủng hoảng. Khủng hoảng sẽ kiến tạo hoặc phá hủy bạn với tư cách là một nhà lãnh đạo. Nhiều nhà lãnh đạo và tổ chức đã bị hủy hoại bởi các cuộc khủng hoảng, trong khi các nhà lãnh đạo khác lại vượt qua thử thách để chứng minh dũng khí của mình.
Cũng giống như trong một cuộc chiến, cuộc khủng hoảng thử thách các giới hạn của bạn vì hiếm khi dự đoán được kết quả. Bạn phải sử dụng tất cả khôn ngoan để dẫn dắt tổ chức của mình vượt qua khủng hoảng và đồng thời phải tìm thấy cả sự can đảm nằm sâu bên trong để tiếp tục tiến về phía trước. Cuốn cẩm nang trên tay bạn sẽ đưa ra các bài học đã được kiểm chứng trong thời kỳ khó khăn giúp các nhà lãnh đạo đưa công ty của họ đi đúng hướng vững bền.
Tác giả đã rút ra 7 bài học được đúc kết từ những năm tháng ở vị trí lãnh đạo trong các lĩnh vực kinh doanh, phi lợi nhuận, chính phủ và đào tạo. Bạn có thể áp dụng những bài học này ngay lập tức để đối phó với những khó khăn ở hiện tại và trong tương lai.
Trong cuốn sách này, 7 bài học tương ứng với 7 chương. Ở chương Kết luận, tác giả sẽ bày tỏ suy nghĩ của bản thân về những phẩm chất lãnh đạo thực sự và những gì cần thiết để theo đuổi Chính Bắc của bản thân khi bạn có thể đang đối mặt với thời điểm xác định trong cuộc đời mình.
Bài học 1: Đối mặt với thực tế, tự mình bắt đầu. Đối mặt với thực tế của cuộc khủng hoảng là bài học quan trọng nhất. Nếu như bạn không thừa nhận đang đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng, bao gồm cả vai trò của bạn trong việc tạo ra nó, bạn sẽ không thể giải quyết vấn đề.
Bài học 2: Đừng như dãy Altas, hãy bỏ gánh nặng xuống khỏi vai. Bạn không thể giải quyết mọi vấn đề một mình, vì vậy đừng cố gắng đặt cả thế giới lên vai của bạn. Tạo quan hệ với những nhân sự khác trong tổ chức và trong cuộc sống cá nhân để bạn có thể chia sẻ gánh nặng, và điều này sẽ giúp bạn trở thành người chiến thắng. Đây là một cơ hội tốt để giúp cho đội ngũ của bạn trở nên vững mạnh vì sức mạnh tập thể sẽ được phát huy tối đa trong khủng hoảng.
Bài học 3: Đào sâu tìm nguyên nhân gốc rễ. Khi xảy ra khủng hoảng, bạn sẽ có xu hướng chọn những giải pháp khắc phục nhanh chóng, tuy nhiên điều này sẽ dẫn đến việc không tìm ra các vấn đề thật sự và tổ chức của bạn có nguy cơ một lần nữa phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng. Cách duy nhất để giải quyết những vấn đề này là tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ và thực hiện các giải pháp dài hạn.
Bài học 4: Hãy sẵn sàng cho một chặng đường dài. Khi bạn đối mặt với những vấn đề quan trọng, phản ứng đầu tiên có thể là mọi thứ thực sự không thể tồi tệ như vậy. Nhưng trong giai đoạn đầu, bạn có thể chỉ nhìn được phần nổi của tảng băng và mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn rất nhiều. Trong một cuộc khủng hoảng, tiền mặt là vua. Để sống sót qua khủng hoảng, bạn cần phải chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh lâu dài có thể phải đối mặt với tình hình tồi tệ nhất. Và vì vậy, bạn cần phải có một tâm thế thật sẵn sàng để vượt qua cuộc khủng hoảng.
Bài học 5: Đừng bao giờ lãng phí một cuộc khủng hoảng có lợi. Những thách thức bạn đang đối mặt rõ ràng lại tạo ra cơ hội tốt nhất để bạn thực hiện những thay đổi lớn trong tổ chức của mình. Cuộc khủng hoảng sẽ giúp giảm đáng kể những sự phản kháng vốn sẽ xuất hiện trong các thời điểm ổn định. Bạn nên nhanh chóng tiến hành các thay đổi cần thiết để củng cố tổ chức của mình sau khi đã hồi sinh tổ chức thành công.
Bài học 6: Khi trở thành tâm điểm chú ý: Hãy tuân thủ Chính Bắc của bạn. Trong khủng hoảng, mọi người đều quan sát những gì bạn làm. Dù muốn hay không, bạn vẫn là tâm điểm chú ý của cả bên trong và bên ngoài công ty. Bạn sẽ tập trung vào Chính Bắc của mình hay không chịu nổi áp lực?
Bài học 7: Hãy cứ tấn công; tập trung để giành được chiến thắng tại thời điểm hiện tại. Khi ra khỏi khủng hoảng, thị trường sẽ không bao giờ còn giống như lúc đang trong khủng hoảng. Vì vậy, đừng chỉ vùi đầu vào những lỗ hổng và chờ đợi hoạt động kinh doanh trở lại. Đây là cơ hội để bạn định hình lại thị trường và phát huy thế mạnh của mình. Trong khi những người khác đang khâu vá vết thương của họ, bạn hãy tập trung để giành chiến thắng.