Bao trùm trong sáng tác của Thâm Tâm là màu sắc văn hóa Đông Phương đặc sắc. Có lẽ vì vậy truyện cổ tích, dã sử và đồng thoại viết cho thiếu nhi của ông rất gần gũi, tựa như những sáng tác dân gian, nhưng lại có những nét mới lạ và độc đáo. Truyện có nhiều tầng ý nghĩa cho các lứa tuổi cảm nhận: Trẻ em cảm nhận câu chuyện đồng thoại ngộ nghĩnh, hấp dẫn, tiếp thu những kinh nghiệm đời sống, khoa học thường thức và những bài học phát triển nhân cách; người lớn suy ngẫm về các tầng triết lí sâu xa, nhân tình thế thái và giá trị nhân văn cao cả của câu chuyện. Nhà thơ THÂM TÂM (12.5.1917 - 18.8.1950) Tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh tại Thị xã Hải Dương. Khoảng 1937-38, ông cùng gia đình lên Hà Nội kiếm sống bằng nghề vẽ tranh, viết văn và làm thơ. Sáng tác của ông đăng nhiều trên Tiểu thuyết thứ bảy và Truyền bá với các thể loại truyện ngắn, truyện vừa, kịch, tiểu thuyết,… thành công nhất là thơ. Ông tham gia Ban biên tập tạp chí Tiên phong của Mặt trận Việt Minh, công tác tại Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị, làm Thư kí tòa soạn báo Vệ Quốc quân (tiền thân báo Quân đội Nhân dân). Ông mất tại chiến dịch Biên giới. Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2007. TÁC PHẨM CHÍNH: • Thơ in trên các báo trước 1945: Tống biệt hành, Vọng nhân hành, Tráng ca, Vạn lí trường thành, Can trường hành, Gửi T.T.Kh., Màu máu Tigôn, Dang dở… • 19-8 (kịch, 1945) • Lối sống (kịch, 1945) • Đầu quân vào Nam (kịch, 1945) • Lá cờ máu (kịch, 1946) • Người thợ (kịch, 1946) • Đại đội Kim Sơn (truyện kí, 1948) • Văn thơ bộ đội (tiểu luận, 1949) • Chiều mưa đường số 5 (thơ, 1948) • Thơ Thâm Tâm (1988) Mời độc giả tìm đọc các tác phẩm của cùng tác giả: • Hai Cây Hoa Nhài • Con Rùa Đội Vẹt • Thuồng Luồng Ở Nước