Sách - Thần Nông Bản Thảo Kinh Tác giả Đào Ẩn Tích Dịch giả Chu Tước Nhi NXB NXB Hồng Đức Năm NB 2021 Kích thước 19 x 27 cm Dạng bìa Bìa cứng Công ty phát hành Minh Lâm
Từ thời nguyên thủy, trong quá trình lao động, sản xuất, đấu tranh với thiên nhiên, con người đã phải tự tìm thức ăn, thức uống đê sinh tồn. Khi gặp phải cây cỏ có chất độc hoặc có tính giải độc, họ ăn vào thấy khỏe mạnh, dần dần có nhận thức phân biệt, tích lũy kinh nghiệm, lợi dụng những tính chất đó nghiên cứu phương pháp chữa bệnh. Như vậy, việc phát minh ra thuốc đã có từ thời thượng cô, nguồn gốc tim ra thức ăn, thức uống và chất độc thực chất chỉ là một. về sau dựa trên cơ sở đó, cổ nhân đã có sự tổng hợp và đặt nền tảng cho lý luận Đông y. Trải qua lịch sự hình thành và phát triển, lý luận đó không ngừng hoàn thiện và có giá trị ứng dụng cao trong thực tiễn cuộc sống.
Y học phương Đông ra đời trên cơ sở ứng dụng học thuyết Âm dương, Ngủ hành và Thiên nhân hợp nhất. Học thuyết Ầm dương là một bộ phận trọng yếu của Y học cổ truyền. Người xưa nhận thấy sự vật trong thiên nhiên luôn luôn có sự mâu thuẫn, đối lập và thống nhất với nhau, không ngừng vận động để phát sinh, phát triển và tiêu vong như: Sáng tối, ngày đêm, trời đất, nóng lạnh, nước lửa gọi là âm dương.
Học thuyết Ngủ hành là cơ sở để xác định vị trí của một bệnh lý sinh ra từ tạng phủ nào, từ đó tìm phương pháp điều trị thích hợp. Người xưa quy định có thể do một trong 5 vị trì sau: Chính tà, hư tà, thực tà, vi tà, tặc tà. Trong điều kiện bất thường về bệnh lý, có nhiều tạng phủ quá mạnh hay quá yếu sẽ xảy ra hiện tượng khắc quá mạnh (tương thừa) hay chống lại cái khắc mình (tương vũ). Đông y dùng quy luật tương thừa hay tương vũ để giải thích một sô'cơ chế sinh bệnh và áp dụng‘ điều trị.
Học thuyết Thiên nhân hợp nhất là nội dung của phương pháp phòng bệnh trong Y học cổ truyền, nắm vững được nguyên lý của học thuyết sẽ giúp cho con người: Cải tạo thiên nhiên; để thiên nhiên phục vụ đời sông; chủ động rèn luyện sức khỏe; cải tạo tập quán cũ và gìn giữ mỹ tục; điều độ về ăn uống, sinh hoạt, lao động và tình dục. Từ 3 học thuyết Ấm dương, Ngủ hành, Thiên nhân hợp nhất, Y học cô truyền đi đến một quan niệm toàn diện và thôhg nhất chỉnh thê trong phương pháp phòng bệnh, chẩn đoán và điều trị bệnh tật.
Có thể nói, Y học truyền thống Trung Quốc có lịch sử lâu đời nhất, kinh nghiệm thực tiễn và nhận thức lý luận phong phú nhất. Đông y bắt nguồn từ lưu vực sông Hoàng Hà, đã dựng thành hệ thống học thuật từ lâu. Trong quá trình phát triển lâu đời, các thời đại khác nhau, xuất hiện nhiều thầy thuốc nổi tiếng hình thành nhiều học phái và trước tác nổi tiếng quan trọng. Trong chữ Giáp cốt Ăn Thương 3.000 năm trước đây, Trung Quốc đã có ghi chép về Y học và hơn mười mấy loại bệnh tật. Thời nhà Chu đã sử dụng biện pháp khám bệnh như: Xem, hỏi, ngửi, bắt mạch và các biện pháp chữa bệnh như: Châm cứu, phẫu thuật. Cùng với sự phát triển của Đông y, Bản thảo học củng song hành tồn tại, trong đó Thần Nông bản thảo kinh xuất hiện từ thời Hán, được xem là tác phẩm Dược học sớm nhất còn được bảo tồn ở Trung Quốc hiện nay.
Theo truyền thuyết, người ta tin rằng, vua Thần Nông 1 ngày nếm 100 cây cỏ để tìm thuốc chữa bệnh, có khi ngộ độc đến 70 lần. Từ đó soạn ra sách Thần Nông bản thảo kinh. Trong bộ này có ghi chép tất cả 365 vị thuốc, được xem là bộ sách cổ nhất của Đông y. Cuốn sách có thứ tự thành hệ thống, tổng luận, quy nạp 13 lý luận Dược học, bao gồm 3 phần: Phần thượng phẩm tổng cộng có 120 loại thuốc quý, là thảo dược không độc, chủ yếu nuôi dưỡng cơ thể, có công dụng chính là bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe, dùng nhiều không có hại. Ví dụ như: Nhân sâm, địa hoàng, cam thảo, đại táo, hoa cúc... Phần trung phẩm có tổng cộng 120 loại thuốc quý, có thê làm thần dược, dược phẩm không độc hoặc có độc, chủ về bổ dưỡng, trong đó có vị bổ hư, bồi bổ cơ thể, như: Long nhãn, đương quy, bách hợp, lộc nhĩ... Phần hạ phâm có tổng cộng 125 loại tá sứ dược, đa sô'có độc, không thể dùng lâu dài, chủ trị các bệnh do hàn nhiệt tích tụ. Các loại thuốc được giới thiệu như: Phụ tử, đại hoàng, cam toại, ba đậu, bạch cập, bạch liềm... Bên cạnh đó, mỗi vị thuốc được giới thiệu có hình ảnh minh họa, sơ đồ chủ trị và phần giải thích tên gọi cụ thể, giúp quý độc giả nắm vững nguồn gốc xuất xứ, công dụng chủ trị bệnh tật, từ đó nâng cao kiến thức hiểu biết về các vị thuốc Đông y để ứng dụng vào cuộc sống thường ngày.