Công ty phát hành BIZBOOKS Tác giả Jason Jennings Ngày xuất bản 05-2019 Kích thước 14.5 x 20.5 cm Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Hồng Đức Loại bìa Bìa mềm Số trang 348 SKU 2221662426696 Nếu bạn không thoải mái với suy nghĩ bản thân đã trở nên lỗi thời, hãy đọc cuốn sách này! “Thay đổi hay là chết” mang đến những cách thức mới lạ để đổi hướng, xoay tròn và giải quyết con đường của bạn trong tương lai.
Đây là một cuốn sách có nhịp độ nhanh, viết rất hay về tầm quan trọng vượt trội của sự thay đổi, đổi mới và kiến tạo – những yêu cầu chính để bất kỳ tổ chức nào cũng có thể thành công lâu dài.
Tất cả chúng ta đều phải trở thành các nhà lãnh đạo kiến tạo
Bản chất công việc cũng như cách vận hành doanh nghiệp rốt cuộc rồi sẽ thay đổi. Cơ may duy nhất để bất kỳ ai trong chúng ta đạt được thành công là liên tục tái hình dung, tái suy nghĩ và tái kiến tạo mọi thứ ta làm cùng cách thức ta làm, để luôn bắt kịp với thời đại. Tất cả chúng ta đều phải trở thành các nhà lãnh đạo kiến tạo, và tốt hơn hết ta nên thực hiện điều này thật nhanh chóng.
So sánh 25 công ty đứng đầu danh sách 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ theo bình chọn của tạp chí Fortune trong năm 2000 và năm 2010, kết quả thật đáng kinh ngạc. Có tới 16 trong số 25 công ty đó rơi khỏi đỉnh cao chỉ trong vòng 10 năm. Gần hai phần ba!
Tìm hiểu sâu hơn, bạn sẽ thấy từ khi danh sách "Fortune 500" được công bố lần đầu vào năm 1955, hơn 90% công ty trong danh sách đó đã bị những đối thủ nhỏ hơn càn quét, bị phá sản, bị thu nhỏ lại tới mức không còn là cái tên quan trọng nữa, hoặc đơn giản là đã đóng cửa.
Dĩ nhiên, những thể chế thịnh vượng này đã có những nguồn tài chính và nhân lực để đảm bảo thành công bền vững. Amoco bị sát nhập; Esmark bị Beatrice Foods thu mua, sau đó bị ConAgra chiếm lấy; Armour bị chia nhỏ; Navistar bị loại khỏi sàn giao dịch chứng khoán New York; Union Carbide bị Dow nuốt chửng; Firestone cuối cùng bị bán cho một công ty cổ phần Nhật Bản. Chỉ duy nhất một công ty – DuPont – xuất hiện trên tất cả danh sách Fortune 500. Tất cả những công ty này đều thất bại trong việc liên tục tăng trưởng, thay đổi, lớn mạnh và kiến tạo bản thân, và cuối cùng họ đã bị loại ra khỏi cuộc chơi.
Ngày nay, khi mà thị trường phương Tây trì trệ, các quốc gia từng là thế giới thứ ba nay tận dụng công nghệ và trở thành những cường quốc sản xuất cùng tầng lớp trung lưu đông đảo hơn Hoa Kỳ, công nghệ khiến mọi thứ ngày càng minh bạch, và khách hàng tin rằng họ có thể có chính xác thứ mình muốn ngay lập tức với cái giá họ sẵn sàng chi trả, tất cả những điều này khi kết hợp lại với nhau gây ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh với luật chơi đã bị thay đổi. Bất kỳ ai nghĩ rằng mình là ngoại lệ và không cần liên tục kiến tạo doanh nghiệp, thì thực chất, họ chỉ đang lảng tránh sự thật mà thôi.
Thay vì thừa nhận trách nhiệm cá nhân và giải quyết nguyên nhân gốc rễ của sự thiếu tăng trưởng - chính là thái độ chần chừ không đón nhận thay đổi triệt để, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp dành thời gian tìm các lý do bào chữa cho