Tác giả:Antony Beevor Dịch giả:Trịnh Huy Ninh, Trịnh Ngọc Minh ; Ngày xuất bản:06 - 2022 Kích thước:16 x 24 cm Nhà xuất bản:NXB Hà Nội Hình thức bìa:Bìa cứng Số trang:1168 Nhà phát hành:AlphaBooks
Giới thiệu sách Thế Chiến Thứ Hai (Bìa Cứng) Các sử gia không ngừng trở đi trở lại với Thế chiến II: có lẽ đó là một thời khắc hệ trọng mà chúng ta sẽ phải mãi quay lại để tìm kiếm sự thật về những gì đã xảy ra, nhưng hơn hết, là sự thật về chính mình trong tất cả những điều đã xảy ra…Nhiều sử gia phê phán Beevor ở một cái nhìn quá u ám, qua những “Stalingrad”, “Berlin: The Downfall 1945”, và giờ đây là “The second world war” (Thế chiến Thứ hai) – Nhưng với cách tiếp cận của Antony Beevor, xuyên suốt trong các công trình sử học của ông về sự kiện này, thì với một ““the greatest man-made disaster in history” – tức thảm họa lớn nhất trong lịch sử do con người tạo ra – như Thế chiến II, liệu chúng ta có nên dệt thành những “thiên sử thi” hùng tráng? Bởi vậy, điểm đặc biệt của Beevor luôn là cái nhìn hướng vào những con người, những câu chuyện cụ thể đã cấu thành cuộc chiến đó; bằng sự đồ sộ, chi tiết và khách quan, đa chiều của tư liệu, bao gồm tư liệu lưu trữ cùng các phỏng vấn, ghi chép lời và câu chuyện của những chứng nhân… Cuốn sách hơn 1000 trang (ấn bản tiếng Việt) bắt đầu bằng lá thư từ biệt vợ của Georgii Zhukov vào tháng 6.1939, và kết thúc bằng câu chuyện về vợ một nông dân Đức, có quan hệ với một tù binh Pháp được chỉ định đến làm việc tại một nông trại Đức trong khi chồng cô đang ở mặt trận phía Đông, câu chuyện được ghi trong một báo cáo của cảnh sát Pháp vào tháng 6.1945 khi họ bắt được cô đang đi chui trên xe lửa để gặp người yêu. “Chỉ vài dòng mà gợi lên nhiều câu hỏi. Liệu chuyến đi khó khăn của cô có là vô ích, ngay cả dù cô không bị cảnh sát bắt đi nữa? Liệu người yêu của cô có cho cô địa chỉ thật hay không vì biết đâu anh ta đã có gia đình? Và biết đâu anh ta về nhà, một việc chỉ có ít người làm được, để biết rằng vợ anh đã có con với một lính Đức trong lúc anh đi vắng? Tất nhiên đó chỉ là một bi kịch rất nhỏ so với mọi thứ khác xảy ra ở xa hơn về phía đông…”Cuốn sách phơi bày những câu chuyện cụ thể tàn khốc về Thế chiến thứ Hai, dựa trên những gì còn lại mà ta gọi là tư liệu, và cả những chứng nhân mà tác giả tiếp cận được – Rất nhiều cái chết – và xác chết, rất nhiều những câu chuyện man rợ và khủng khiếp, mà có lẽ nhiều người muốn quên đi, mới có thể sống tiếp; nhưng các sử gia sinh ra là để những điều thảm khốc đã xảy ra không bị quên lãng hay trở thành vô nghĩa. Chúng ta luôn đi qua hiện tại với một tấm màn bưng mắt, tấm màn đó là những điều trực tiếp “tai nghe mắt thấy” hạn hẹp của mỗi cá nhân – vì thế mà những thời khắc ta đang trải qua, có thể rất lâu sau này, người ta sẽ còn quay trở lại mãi để khám phá những lớp sự thật dưới đống đổ nát lịch sử. Và hơn hết, một cuốn sách chân thực và thảm khốc về chiến tranh, chính là lời đặt vấn đề khẩn thiết nhất cho hòa bình!