Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Sách Kinh Tế - Kinh Doanh > Sách - Thuận Lợi Hóa Thương Mại Và Đầu Tư Trong Bối Cảnh Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Của Việt Nam
Giới thiệu Sách - Thuận Lợi Hóa Thương Mại Và Đầu Tư Trong Bối Cảnh Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Của Việt Nam
Công ty phát hành Tân Việt Tác giả PGS. TS. Nguyễn Anh Thu - TS. Vũ Thanh Hương Nhà xuất bản NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội Năm xuất bản 2022 Kích thước 16 x 24 cm Số trang 257 Loại bìa Bìa Mềm Ngôn Ngữ Tiếng Việt
MÔ TẢ SẢN PHẨM : Những năm gần đây đã và đang chứng kiến sự hội nhập mạnh mẽ của Việt Nam vào thương mại và đầu tư toàn cầu. Việt Nam được đánh giá là quốc gia tích cực và năng động trong đàm phán, tham gia và thực hiện các FTA. Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã ký kết 14 FTA, đang trong quá trình rà soát pháp lý 1 FTA và đang đàm phán 2 FTA khác. Sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu một cách sâu rộng chính thức bắt đầu từ khi Việt Nam tham gia Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) vào năm 1995. Sau đó, Việt Nam đã ký kết và tham gia toàn bộ 6 FTA khác trong khuôn khổ của ASEAN. Việt Nam cũng đã ký kết các FTA song phương với các đối tác thương mại quan trọng như Nhật Bản, Hàn Quốc và đa dạng hoá FTA với các đối tác khác như Chilê và Liên minh Kinh tế Á - Âu. Năm 2019 và 2020, hai FTA quan trọng gồm Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực. Cùng với quá trình Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội nắm bắt được rất nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Đối với từng đối tác cụ thể, từng thị trường cụ thể, từng ngành cụ thể, những cơ hội và thách thức cũng sẽ rất khác nhau. Những tác động đó, nếu được dự báo sớm và chính xác, sẽ giúp các doanh nghiệp có các chiến lược phù hợp nhằm tận dụng cơ hội và giảm thiểu các nguy cơ có thể xảy ra. Các cơ quan Chính phủ cũng có thể dựa vào những đánh giá này để có các chính sách, biện pháp hỗ trợ phù hợp cho các doanh nghiệp. Đặc biệt trong thời gian tới, khi những nỗ lực hội nhập về thương mại và đầu tư sẽ hướng nhiều hơn vào việc tạo thuận lợi hơn là tự do hoá, việc đánh giá tác động của tạo thuận lợi thương mại và đầu tư sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn