Giới thiệu Sách - Thuật lãnh đạo trong khủng hoảng và biến động Tặng Kèm Bookmark
Thuật lãnh đạo trong khủng hoảng và biến động (Tặng kèm Postcard bốn mùa ngẫu nhiên)
Công ty phát hành: Thái Hà Tác giả: Leonard J. Marcus, Eric J. McNulty, Joseph M. Henderson, and Barry C. Dorn Dịch giả: Chi Nhân Nhà xuất bản: Công Thương Khổ: 15.5 x 24 cm Số trang: 412 trang Ngày xuất bản: 12-2019
[ThaiHaBooks] Nhà lãnh đạo của một doanh nghiệp hay một đất nước luôn phải đối mặt với sự bất ổn. Đó có thể là những cuộc khủng hoảng kinh tế, những vụ tấn công khủng bố, thiên tai hay dịch bệnh. Trong cơn biến động, những giải pháp thông thường và rập khuôn sẽ không phát huy hiệu quả. Các nhà lãnh đạo cần có một phong cách lãnh đạo mới để dẫn dắt tổ chức của họ vượt qua sóng gió.
Trong cuốn Thuật lãnh đạo trong khủng hoảng và biến động, các chuyên gia đến từ trường Đại học Harvard giới thiệu với bạn đọc một mô hình rất thực tế và hiệu quả mang tên Siêu lãnh đạo, đồng thời đưa ra ví dụ về những nhà lãnh đạo từng tham gia vào chiến dịch ứng phó với các cuộc khủng hoảng lớn nhất trên thế giới. Mô hình Siêu lãnh đạo bao gồm ba khía cạnh: con người, tình huống và sự kết nối. Trước hết, bạn cần trả lời được câu hỏi “Bạn là ai?”, đồng thời hiểu rõ về vai trò của bản năng trong quá trình lãnh đạo. Thứ hai, trên cương vị nhà siêu lãnh đạo, bạn cần xác định rõ ràng tình huống nào đang xảy ra và phải làm gì để ứng phó. Sau cùng, bạn phải thiết lập sự kết nối thông qua các chiều lãnh đạo khác nhau: lên trên, xuống dưới, ngang hàng, và ra ngoài. Ở phần cuối của cuốn sách, các tác giả đưa ra một phương pháp lãnh đạo giúp các bên liên quan đạt được sự đồng thuận trong khủng hoảng và biến động mang tên Chuyến đi dạo trong rừng. Thông qua “chuyến đi dạo” này, các bên sẽ hiểu rõ về những mong muốn và yêu cầu của nhau, hóa giải được xung đột và chung tay đẩy lui sự bất ổn.
Hiện nay, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra hết sức phức tạp, chúng ta cần đến năng lực Siêu lãnh đạo hơn bao giờ hết. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng như lãnh đạo quốc gia cần nắm bắt đầy đủ ba chiều kích của Siêu lãnh đạo để giúp công ty hay đất nước của mình đứng vững trong đại dịch, và phục hồi trong giai đoạn Hậu COVID. Điều quan trọng nhất là phải đồng sức đồng lòng và hiểu rằng mỗi bên có quan điểm khác nhau về vấn đề. Đó là điều kiện tiên quyết để vượt qua khủng hoảng và biến động.
Thông tin tác giả:
Leonard J. Marcus, Eric J. McNulty, Joseph M. Henderson, and Barry C. Dorn là những trụ cột của Sáng kiến Huấn luyện Lãnh đạo Sẵn sàng Ứng phó Quốc gia (NPLI), một chương trình của Đại học Harvard. Học viên của chương trình này trở thành những nhà lãnh đạo chiến dịch ứng phó với các khủng hoảng như đại dịch H1N1, sự cố tràn dầu của giàn khoan Deepwater Horizon, siêu bão Sandy…
Trích đoạn sách:
“Một mối gắn kết đã được hình thành giữa người đứng đầu các cơ quan và tổ chức này. Sức mạnh của “Boston mạnh mẽ” trỗi dậy từ một mục tiêu chung thống nhất lan tỏa từ các nhà lãnh đạo này tới cộng đồng rồi từ cộng đồng dội ngược lại. Đúng vậy, ở đây có những sự cạnh tranh, ganh đua